SỈ LẺ VÀNG MÃ ĐẸP TOÀN QUỐC Hàng Đẹp - Bao Đổi Trả - Bao Hư
SOẠN LỄ & VÀNG MÃ THEO THẦY Đa Dạng & Đầy Đủ Nhất
LÀM VÀNG MÃ THEO YÊU CẦU Làm Kỹ - Làm Đẹp Theo Yêu Cầu

Tại Sao Lại Cúng Đầy Tháng, Thôi Nôi? Không Cúng có được không?

Tại Sao Lại Cúng Đầy Tháng, Thôi Nôi? Không Cúng có được không?

Đây là 2 trong số các mốc thời gian quan trọng của cuộc đời mỗi con người mà không ai có thể bỏ qua được. Không những vậy tiệc thôi nôi, đầy tháng còn là phong tục có từ ông bà xưa để lại, đây là một phong tục truyền thống từ bao đời nay. Vậy để hiểu rõ hơn về sự kiện này mời bạn đọc bài tổng hợp dưới đây của Mâm Cúng Tâm Linh nhé!

1. Ý nghĩa của tiệc thôi nôi, đầy tháng

Ý nghĩa của tiệc đầy tháng

Theo ông bà ta ngày xưa, tiệc đầy tháng là bữa tiệc đánh dấu thời điểm bé tròn một tháng tuổi kể từ lúc sinh ra. Mỗi một đứa trẻ khi được sinh ra đều được các vị Đại Tiên mà chúng ta thường gọi là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi Bà Mụ sẽ chịu trách nhiệm nặn một bộ phận trên cơ thể của bé như mắt, mũi, miệng, tay, chân,... Trẻ sinh ra dù xấu hay đẹp cũng đều do các Bà Mụ nặn.
Mục đích tổ chức tiệc đầy tháng trước hết là để tạ ơn Bà Mụ và Đức Ông đã luôn theo dõi và phù hộ cho mẹ tròn con vuông, sau đó là để giới thiệu với nội - ngoại, bà con hàng xóm về sự hiện diện của bé sau một tháng sinh ra đời. Giống như tờ giấy khai sinh, đây là một phương pháp mà người xưa muốn chứng nhận sự có mặt của đứa bé trong cuộc đời và xã hội, mọi người cần nâng niu, bảo vệ và giúp đỡ bé từ đây về sau.

Tại Sao Lại Cúng Đầy Tháng, Thôi Nôi? Không Cúng có được không?

Ý nghĩa của tiệc thôi nôi

Tổ chức tiệc thôi nôi cho trẻ nhằm đánh dấu bước đầu sự phát triển, sự tồn tại của trẻ. Về phương diện hiện đại, thì người ta đây là kỉ niệm sinh nhật đầu tiên của bé từ khi cất tiếng khóc chào đời. Tiệc thôi nôi sẽ mang đến cho trẻ những điều tốt đẹp, thể hiện niềm tin của cha mẹ về một tương lai tươi sáng cho những đứa con yêu của mình.

Tại Sao Lại Cúng Đầy Tháng, Thôi Nôi? Không Cúng có được không?

Không những vậy, tiệc thôi nôi còn là thời gian để gia đình, bạn bè chúc mừng và chứng kiến sự phát triển của bé cũng như lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời bé.

2. Lý do nên tổ chức tiệc thôi nôi và đầy tháng

- Tiệc thôi nôi, đầy tháng là một trong nhiều nghi lễ gắn liền với cuộc đời của mỗi con người, là nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Là nghi lễ mà qua đó không chỉ khẳng định sự hiện hữu của một con người – một thành viên mới trong xã hội, mà còn khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thành viên mới, thế hệ mới.
- Đây là nghi lễ nhằm cảm ơn bà mụ và Đức Ông đã nặn ra bé và bảo vệ bé tồn tại, khỏe mạnh qua 30 ngày và 12 tháng để có nền tảng phát triển về sau.

Tại Sao Lại Cúng Đầy Tháng, Thôi Nôi? Không Cúng có được không?

Mâm cúng thôi nôi, đầy tháng cho bé

- Mâm cúng thôi nôi, đầy tháng còn nêu lên sự biểu hiện những ước mong tốt đẹp của những thế hệ đi trước với con cháu sau này.
- Tiệc thôi nôi, đầy tháng còn là dịp mọi người trong gia đình cùng gửi những lời chúc, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho bé trong hiện tại và tương lai. Và còn thể hiện những kỳ vọng của bố mẹ đối với trẻ.
- Không những vậy, đây còn là dịp người thân và gia đình cùng nhau quây quần chúc mừng, thôi nôi, đầy tháng là cơ hội để gắn kết tình cảm của mỗi thành viên trong gia đình, để chia sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc với nhau và cùng cầu chúc cho nhau những điều may mắn trong cuộc sống.
- Ngày nay, tiệc thôi nôi, đầy tháng còn là dịp giao lưu bạn bè, cơ hội gặp đối tác mới, mở rộng thêm mối quan hệ, giúp ích cho công việc của chúng ta.

Tại Sao Lại Cúng Đầy Tháng, Thôi Nôi? Không Cúng có được không?

Gia đình, người thân yêu cùng vui vẻ bên bữa tiệc thôi nôi, đầy tháng của bé

Tiệc thôi nôi, đầy tháng là sự kiện đầu đời quan trọng của mỗi người và khó có thể bỏ qua dù ở thời đại nào đi chăng nữa. Bạn hãy trân trọng những khoảng khắc chỉ có một trong cuộc đời của con yêu.

3. Không cúng đầy tháng có sao không?

Nhiều người trẻ mới lập gia đình thường thắc mắc liệu có nhất thiết phải làm mâm cúng Mụ vào các dịp đầy cữ, đầy tháng, đầy năm cho bé theo phong tục truyền thống hay không. Một số người thì cho rằng không cần thiết phải làm đúng theo dân gian, tức là bày mâm cúng 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông với các đồ lễ truyền thống mà chỉ cần bày biện mâm cơm tỏ lòng thành và thông báo sự xuất hiện của một thành viên mới trong gia đình là được.

“Cái này không có sao đâu bạn. Bé đầu nhà mình cũng vậy đầy tháng gia đình cũng chỉ làm một mâm cơm đầy rồi thắp hương thôi . Không cần cầu kì gì mà. Cái quan trọng là cầu mong con bình an khỏe mạnh thôi chứ không phải lễ lạc gì to tát đầy sân. Gia đình mình vẫn hạnh phúc và vui vẻ 5 năm rồi nên bạn đừng nghĩ gì nhiều”, chị Lan chia sẻ.

“Con mình đứa đầu không cúng đầy tháng chỉ làm mâm cơm thắp hương và mời họ hàng thôi. Đứa thứ 2 giờ cũng sắp đầy tháng và cũng làm vậy", chia sẻ của chị Nhật Lệ.

"Theo mình cúng đầy tháng cho con như thế nào còn tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình, có nhiều lo nhiều, có ít lo ít. Có điều kiện thì cúng theo kiểu truyền thống cũng tốt, còn không thì cúng gia tiên đơn giản thôi là được. Mình không nghĩ vì cúng hay không cúng mà con mình làm sao cả. Tất cả cũng là tín ngưỡng thôi, thành tâm là được chứ không nên a dua theo ai cả", ý kiến của chị Hà về chủ đề này.

Tuy nhiên nhìn chung phần đông các bậc cha mẹ cho rằng nên làm lễ đầy tháng cho con theo phong tục truyền thống để thể hiện sự tôn kính, biết ơn đến các Bà Mụ và ông bà tổ tiên, đồng thời đánh dấu bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời bé khi vừa chào đời, cầu mong hạnh phúc, sức khỏe và được sự giúp đỡ, bảo vệ từ mọi người xung quanh.

Nhiều người cũng đồng tình rằng tùy theo hoàn cảnh của từng gia đình mà cha mẹ chuẩn bị lễ cúng Mụ cho bé, tuy nhiên nhất thiết không thể thiếu những thứ sau đây.

Trên mâm dâng 12 Bà Mụ ta cần chuẩn bị các lễ vật sau cho nghi lễ khi cúng thôi nôi các mẹ cần lưu ý:

  • Trái cây (1 dĩa ngũ quả)
  • Hoa (1 bình hoa – hoa cát tường, hoa đồng tiền hoặc hoa hồng)
  • Xôi (12 dĩa nhỏ và 1 dĩa lớn – Xôi gấc, xôi nếp cẩm hoặc xôi lá dứa)
  • Chè (12 chén nhỏ và 1 chén lớn – bé trai thì sẽ là chè đậu trắng còn cúng thôi nôi bé gái thì dùng chè trôi nước)
  • Trầu têm cánh phượng (13 phần)
  • Rượu (1 chai rót vào 3 ly nhỏ - Rượu nếp hoặc rượu gạo hoặc rượu Vodka)
  • Gà trống luộc (1 con – con gà được tréo cánh, nguyên con đầy đủ đầu đuôi chân cánh, tạo thế đẹp đầu ngẩng lên) , tùy vào vùng miền có thể lựa chọn Vịt)
  • Trà (1 bình trà rót vào 3 ly nhỏ)
  • Giấy cúng thôi nôi (1 hình thế nam (nữ), viết tên em bé và ngày tháng năm sinh, cúng xong đem đốt bỏ giải hạn cho bé)
  • Bộ đồi lễ (13 đôi hài, váy xanh)
  • 3 ly để rót rượu, 3 ly rót trà, 3 ly rót nước
  • 13 phần chén đũa muỗng
  • Trên mâm lễ dâng Thần Tài – Thổ Địa cần chuẩn bị:
  • Trái cây (1 dĩa ngủ quả)
  • Hoa (1 bình hoa – Hoa cúc kim cương hoặc hoa đồng tiền)
  • Đèn cầy (1 cặp)
  • Chè (3 hoặc 5 chén)
  • Xôi (3 hoặc 5 dĩa)
  • 1 bộ Tam Sên (3 con tôm hoặc 1 con cua, với 1 quả trứng và 1 miếng thịt luộc để nguyên)
  • Nước (rót vào 3 hoặc 5 ly)
  • Nhang
  • Trên mâm cúng dâng Ông Táo – Bà Táo cần chuẩn bị:
  • Trái cây
  • Hoa cúc kim cương
  • Nhang
  • Đèn cầy
  • Gạo hủ, muối hủ
  • Bánh kẹo
  • Giấy cúng Ông Táo - Bà Táo
  • Trầu cau
  • Chè (3 phần)
  • Xôi (3 phần)

4. Cúng đầy tháng cho bé ở đâu?

Nhiều cha mẹ trẻ sắp chào đón đứa con đầu lòng có cùng thắc mắc là cúng đầy tháng cho bé ở đâu là hợp lý? Ở nhà nội hay nhà ngoại? Nếu hai vợ chồng ở riêng thì có nhất thiết phải về nhà nội hay nhà ngoại cúng đầy tháng cho con không? Tổ chức đầy tháng ở nhà hàng có được không?

Thực tế thì khi mang thai và sinh bé dù mẹ ở nhà ngoại hay nhà nội đều được nuôi dưỡng và chăm sóc chu đáo, tận tình như nhau vì đó là những bước đầu đời vô cùng quan trọng của đứa trẻ. Chính vì thế nên việc tổ chức lễ cúng Mụ cho bé tại nhà ngoại hay nội đều được, miễn là phù hợp và thuận tiện cho sức khỏe của mẹ và bé.

Bên cạnh đó các gia đình cũng cần lưu ý một chút trong cách đặt mâm cúng Mụ, cụ thể như sau.

- Một là đặt giữa nhà và quay ra cửa chính, cách này được nhiều người chọn nhất vì vừa rông rãi vừa thoáng khí, dễ bày trí, tiện để chụp hình lưu niệm.

- Cách thứ hai là đặt bàn cúng trong phòng bé, gần với chỗ bé nằm.

Dù là lựa chọn đặt mâm cúng ở đâu đi nữa thì cũng cần bày lễ một cách hài hòa, cân đối với những lễ vật dâng Bà Mụ chúa (Bà Chúa Đầu Thai) để ở chính giữa phía trên của hương án, lễ vật dâng 12 Bà Mụ phải chia thành 12 phần giống nhau, lễ mặn cùng hương, hoa, nước để ở trên cùng còn mâm tôm, cua để phía dưới.

5. Ý nghĩa của tục cúng đầy tháng "nam trồi 2, nữ sụt 1"

Theo truyền thống của người Việt thì ngày đầy tháng của bé sẽ tính theo lịch âm chứ không dựa vào lịch dương. Bên cạnh đó nhiều nơi còn quan niệm tính ngày đầy tháng dựa vào giới tính của đứa trẻ theo nguyên tắc "nam trồi 2, nữ sụt 1". Cụ thể như sau.

Nếu là bé trai thì sẽ tính ngày đầy tháng trồi lên 2 ngày so với ngày sinh (theo Âm lịch). Ví dụ: Bé trai sinh ngày 18/3 Âm lịch thì trồi lên 2 ngày tức là sẽ làm đầy tháng cho bé vào ngày 20/3 Âm lịch. Tương tự như vậy, nếu là bé gái thì tính ngày đầy tháng lùi lại 1 ngày tức là cùng ngày sinh 18/3 Âm lịch, lễ đầy tháng của bé gái sẽ được làm vào ngày 17/3 Âm lịch.

Cách tính ngày cúng đầy tháng “nam trồi 2, nữ sụt 1” này cũng mang những ý nghĩa tốt đẹp cho tương lai của bé. Sở dĩ "nam trồi 2" là vì dân gian quan niệm rằng con trai phải luôn là người đi trước, đi tắt đón đầu, xông xáo, mạnh dạn tiến về phía trước thì mới dễ thành công. Còn "nữ sụt 1" vì ông cha ta cho rằng con gái phải biết nhường nhịn thì gia đình mới êm ấm, phải biết khiêm tốn thì mới có được hạnh phúc. Mặc dù quan điểm bình đẳng giới bây giờ đã khác xưa rất nhiều nhưng đây vẫn là những lời răn dạy không thừa mà người xưa muốn truyền đạt qua ý nghĩa của tập tục này. Vì vậy, nhiều gia đình ngày nay vẫn giữ cách tính ngày đầy tháng cho bé theo quy tắc trồi, sụt này.

Bên cạnh đó, các gia đình làm lễ cúng đầy tháng cho bé cũng nên chọn giờ hoàng đạo, tránh giờ kị với tuổi hoặc mệnh của em bé theo quan niệm Á Đông. Ví dụ như bé tuổi Thân không nên cúng đầy tháng vào những giờ Dần, Tỵ, Hợi vì thuộc vào tứ hành xung, có thể sẽ không tốt cho đứa trẻ.

6. Cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái có gì khác biệt?

Người Á Đông có quan niệm phân biệt nam nữ rất rõ ràng. Trong tất cả các nghi lễ cúng bái, không ít thì nhiều giữa nam nữ đều có điểm khác biệt.

Đối với lễ cúng đầy tháng cho bé gái, chè được dùng để cúng thường là chè trôi nước. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”, câu thơ của Hồ Xuân Hương so sánh bánh trôi nước như hình ảnh một cô gái đẹp: Bên ngoài trắng mịn, dẻo thơm, pha thêm chút béo bùi của nhân đậu xanh và nước cốt dừa, kết hợp cùng vị ngọt thanh của nước đường đã tạo nên món chè trôi nước độc đáo.

Cúng chè trôi nước trong lễ cúng đầy tháng cho bé gái hàm ý mong muốn con gái sau này dẻo dai nhưng ngọt ngào và thanh tao. Vị ngọt như những may mắn và an yên mà gia đình muốn con có được. Chè trôi nước tuy dễ làm dễ ăn, nhưng chính nhờ hương vị ngọt ngào khiến cho lòng người vương vấn mãi.

Ý nghĩa của tục cúng đầy tháng "nam trồi 2, nữ sụt 1"

Cúng đầy tháng cho bé trai, gia đình phải cúng món chè đậu trắng. Hạt đậu khi chưa nấu phải còn cứng, hạt tròn dài đều. Hạt đậu cứng cáp ấy chính là sự rắn rỏi của con trai, nhưng sau khi được “nấu chín”, trải qua nhiều thử thách để trưởng thành lại trở nên mềm dẻo. Vị ngọt của nước cốt dừa chan trên mặt bát chè đậu trắng như những lời chúc phúc ngọt ngào mà gia đình muốn gửi đến cho con trai.

Ý nghĩa của tục cúng đầy tháng "nam trồi 2, nữ sụt 1"

Ngoài khác biệt trong cách chọn xôi chè trong lễ cúng và cách chọn ngày làm lễ theo quan niệm "nam trồi 2, nữ sụt 1" thì ý nghĩa và sự thiêng liêng của lễ cúng đầy tháng cho bé là như nhau. Đây chủ yếu là dịp để gia đình bày tỏ lòng thành kính, biết ơn với các Bà Mụ, Đức Ông đã mang đứa trẻ đến với thế gian và thông báo cho những người thân quen biết sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình để nhận được sự chúc phúc, che chở từ mọi người.

Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String
Gửi bình luận của bạn:
icon icon icon