SỈ LẺ VÀNG MÃ ĐẸP TOÀN QUỐC Hàng Đẹp - Bao Đổi Trả - Bao Hư
SOẠN LỄ CÚNG THEO THẦY Đa Dạng & Đầy Đủ Nhất
1900-866815 -&- 03-7989-7575 Hotline Tư Vấn 24/7

Lễ Cúng Tất Niên & Các Lễ Cúng Tết Nguyên Đán 2025

Mâm cơm tất niên là một truyền thống không thể thiếu trong văn hóa Tết Việt Nam, thường được chuẩn bị công phu và thịnh soạn hơn bất kỳ bữa cơm nào khác trong năm. Đây không chỉ là dịp để mỗi gia đình cùng nhau tổng kết một năm đã qua, chia sẻ những thành tựu và rút kinh nghiệm từ những điều chưa làm được, mà còn là lúc để gác lại mọi lo toan, hướng tới một năm mới tràn đầy hy vọng và hạnh phúc.

Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng tất niên chuẩn phong tục Việt 2

Mâm cúng tất niên là phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam. Ảnh: Vinh Dao

Như cuốn sách “Tục thờ cúng của người Việt” xuất bản bởi NXB Văn hóa - Thông tin đã ghi chép, Tết Nguyên Đán là thời điểm linh thiêng khi mọi người, dù ở xa hay gần, đều tìm về tổ ấm để đoàn tụ. Mâm cỗ tất niên sau khi đã cúng xong, không chỉ là biểu tượng của lòng biết ơn tổ tiên mà còn là nguồn lộc phước cho mọi thành viên trong gia đình.

Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng tất niên chuẩn phong tục Việt 3

Mâm cúng tất niên là dịp để cả gia đình quây quần bên nhau. Ảnh: Báo Thanh Niên

Bữa cơm chiều 30 Tết mang một ý nghĩa thiêng liêng, là dịp để các thế hệ trong gia đình gắn kết, chia sẻ và cùng nhau đón chào năm mới. Theo quan niệm truyền thống, một gia đình có càng nhiều thế hệ cùng quây quần bên mâm cơm tất niên thì càng thể hiện sự phúc lộc và may mắn.

Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng tất niên chuẩn phong tục Việt 4

Bữa cơm cúng tất niên mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Ảnh: Báo Tuổi trẻ Thủ đô

Mỗi vùng miền ở Việt Nam lại có những phong tục riêng trong việc chuẩn bị và thực hiện nghi lễ cúng tất niên. Tùy thuộc vào quan điểm và điều kiện của từng gia đình, mâm cỗ tất niên còn mời bạn bè và người thân đến tham dự và sẻ chia, tạo nên không khí ấm áp và sum vầy.

Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng tất niên chuẩn phong tục Việt 5

Mâm cúng ở mỗi vùng lại có sự khác nhau tùy phong tục từng nơi. Ảnh:

Lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào chiều ngày 30 Tết hoặc ngày 29 nếu tháng Chạp không đủ 30 ngày. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện đại, nhiều gia đình đã linh hoạt hơn trong việc sắp xếp thời gian tổ chức tiệc tất niên để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình.

Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng tất niên chuẩn phong tục Việt 6

Thời gian cúng tất niên không nhất thiết phải là chiều 30 âm lịch nữa. Ảnh: Wikipedia

Trong nhịp sống hiện đại, dù thời gian và cách thức tổ chức có thể thay đổi nhưng tinh thần của lễ cúng tất niên - sự đoàn viên, sum họp và tri ân vẫn luôn được gìn giữ và trân trọng. Đó là nét đẹp văn hóa, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và hiện đại, làm phong phú thêm di sản tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng tất niên chuẩn phong tục Việt 7

Nhưng dù thế nào thì mâm cúng tất niên cũng được chuẩn bị thịnh soạn. Ảnh: Bchannel

Mâm cúng tất niên thường có sự khác nhau giữa từng miền, điều này tạo nên sự đặc sắc trong văn hóa Việt Nam.

Trong không khí rộn ràng của các dịp lễ Tết, người dân miền Bắc luôn đặc biệt chú trọng việc chuẩn bị các nghi lễ và đồ cúng. Một trong những nét đặc trưng không thể thiếu là mâm cúng tất niên thường được chuẩn bị một cách bài bản và trang trọng.

Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng tất niên chuẩn phong tục Việt 8

Mâm cúng của miền Bắc được chuẩn bị khá bài bản. Ảnh: Anngon

Mâm cỗ cúng 30 Tết của người miền Bắc thường gồm những món ăn truyền thống như sau:

- Bánh chưng

- Giò nạc và giò thủ

- Dưa hành

- Măng ninh lưỡi lợn, mọc nước

- Món xào, nem, rau nộm

- Cơm 3 bát

Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng tất niên chuẩn phong tục Việt 9

Mâm cơm cúng tất niên thường được sắp xếp theo nguyên tắc. Ảnh: Báo Lao Động

Mâm cỗ thường được sắp xếp theo hình thức 4 bát, 4 đĩa hoặc lớn hơn với 6 bát, 6 đĩa, thậm chí 8 bát, 8 đĩa. Có những gia đình chuẩn bị mâm cỗ lớn xếp cao từ 2 đến 3 tầng, thể hiện sự phong phú và đa dạng của ẩm thực Tết.

Bốn bát chủ đạo thường bao gồm các món như bát bóng thả, bát mọc nấu với nấm hương, bát giò hầm măng lưỡi lợn, bát miến dong nấu với nước dùng gà và rau củ hoặc các món sơn hào hải vị như bát vây, bát hải sâm, bát bồ câu tần hạt sen.

Bốn đĩa chính thường gồm đĩa gà luộc lá chanh, đĩa thịt heo, đĩa giò lụa, đĩa chả quế cùng với các lựa chọn khác như đĩa nem rán, đĩa thịt đông, đĩa giò thủ, đĩa nộm su hào, đĩa hành cuộn, đĩa cá kho riềng, đĩa rau củ xào với lòng gà hoặc đĩa xào hạnh nhân.

Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng tất niên chuẩn phong tục Việt 10

Mâm cúng ngày tất niên miền Bắc được bày biện khéo léo. Ảnh: PITO

Không thể thiếu trong mâm cúng tất niên miền Bắc là bánh chưng kèm dưa hành hoặc đĩa xôi gấc, xôi vò. Ngoài các món mặn, mâm cỗ cũng bao gồm hoa tươi, cành đào, trầu cau, trà rượu, gạo muối nhằm thể hiện lòng thành kính và sự tôn trọng trong nghi lễ cúng.

Đối với các gia đình cúng chay miền Bắc, mâm cơm chay thường gồm:

- Bánh chưng chay

- Chè bà cốt, chè kho

- Cơm

- Giò chay

- Xôi đậu xanh

- Đậu rán

- Canh đu đủ chay

- Nộm đu đủ

Ở miền Trung Việt Nam, các nghi lễ Tất niên cuối năm rất được coi trọng. Mỗi gia đình ở đây thường tổ chức mâm cúng thịnh soạn để dâng lên ông bà, tổ tiên với hy vọng cầu nguyện cho một năm mới gặp nhiều may mắn và thuận lợi.

Mâm cúng tất niên ở miền Trung thường bao gồm cả mâm chay và mâm mặn, tùy thuộc vào điều kiện và sự chuẩn bị của từng gia đình. Mỗi món ăn được chuẩn bị công phu, tỉ mỉ và trang trí đẹp mắt, thể hiện tấm lòng của gia chủ.

Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng tất niên chuẩn phong tục Việt 11

Mâm cúng tất niên miền Trung đầy đủ món chay món mặn. Ảnh: Hoa tiêu

Các món ăn cơ bản trong mâm cỗ cúng Tất niên miền Trung thường gồm:

- Bánh chưng và bánh tét

- Gà trộn rau răm

- Thịt heo luộc, miến, chả, thịt đông

- Bánh mật, bánh phồng tôm

- Dưa món

- Canh măng

- Cá chiên

Mâm cúng tại miền Trung còn có thêm mâm ngũ quả với các loại quả như đu đủ, thanh long, dưa hấu và lê. Mỗi loại mang một ý nghĩa riêng biệt như thịnh vượng, may mắn và thuận lợi. Cách bày trí mâm ngũ quả ở miền Trung thường đơn giản nhưng vẫn đẹp mắt với quả lớn đặt phía sau và quả nhỏ trên cùng.

Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng tất niên chuẩn phong tục Việt 12

Mâm cúng tất niên được bày biện đẹp mắt. Ảnh: Cat-

Ngoài ra, không thể thiếu trong mâm cúng tất niên là vàng mã. Số lượng và cách chuẩn bị vàng mã phụ thuộc vào điều kiện và văn hóa tín ngưỡng của từng địa phương.

Mâm cúng tất niên ở miền Nam phản ánh nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực địa phương, thể hiện sự tôn trọng và lòng thành kính trong nghi lễ cuối năm. Theo tìm hiểu của Vàng Mã Sài Gòn với khí hậu nắng nóng đặc trưng nên người miền Nam thường chọn những món nguội để chuẩn bị cho mâm cơm tất niên, bao gồm:

- Bánh tét

- Canh măng tươi

- Củ cải ngâm

- Canh khổ qua nhồi thịt

- Thịt kho tàu

- Thịt heo luộc

- Gỏi tôm thịt

- Chả giò

- Dưa giá

- Củ kiệu

Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng tất niên chuẩn phong tục Việt 13

Mâm cúng tất niên của miền Nam đơn giản nhưng vẫn tỏ rõ lòng thành với ơn trên. Ảnh: Saostar

Đi kèm với mâm cúng tất niên là mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả cúng tất niên ở miền Nam thường bao gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung mang ý nghĩa “Cầu – sung – vừa – đủ – xài”, cầu mong một năm mới sung túc và viên mãn. Thêm vào đó, dưa hấu hay thanh long cũng thường được bày trên mâm cỗ, nhưng không sử dụng chuối, cam hay lê như ở miền Bắc.

Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng tất niên chuẩn phong tục Việt 14

Tùy nơi mà mầm cúng cũng được biến tấu để phù hợp. Ảnh: Báo Lao Động

Khi cúng tất niên, người miền Nam thường chia làm hai mâm cỗ: một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ trong nhà và một mâm cúng trời, đất ở khoảng sân trước nhà. Mỗi mâm cỗ được chuẩn bị tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình nhưng luôn thể hiện lòng thành và trang nghiêm. Lễ vật cúng tất niên cơ bản bao gồm hương, đèn, mâm ngũ quả, hoa tươi, giấy tiền, vàng mã, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng, v.v. Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền được đặt trên bàn thờ suốt ba ngày Tết, trong khi mâm cỗ mặn được đặt ở bàn thờ phụ và sau khi cúng có thể được dọn xuống.

Cúng tất niên là một phần quan trọng trong chuỗi nghi lễ truyền thống của người Việt và dù không yêu cầu sự trang trọng cầu kỳ, nhưng vẫn cần được chuẩn bị một cách chu đáo và tôn nghiêm.

Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng tất niên chuẩn phong tục Việt 15

Cần tôn trọng truyền thống và các lễ nghi khi cúng tất niên. Ảnh: Znews

Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi thực hiện lễ cúng tất niên:

- Dù không cần quá cầu kỳ, mâm cúng tất niên vẫn cần có các món ăn truyền thống ngày Tết và được bày biện sạch sẽ, gọn gàng.

- Tùy vào điều kiện kinh tế, gia đình có thể chuẩn bị mâm cúng ít hay nhiều, nhưng vẫn phải đảm bảo sự thành kính.

- Trước khi cúng, gia đình cần dọn dẹp bàn thờ và nhà cửa cho thật sạch sẽ.

- Tránh đặt mâm ngũ quả chính giữa bàn thờ để không che khuất trục linh khí từ bát hương.

- Tất niên là dịp để gia đình sum vầy, vì vậy cần có sự tham gia của tất cả các thành viên.

- Tránh cãi vã, nói xấu, thay vào đó nên chia sẻ những câu chuyện vui và lời chúc tốt lành.

- Lễ cúng thường diễn ra tại bàn thờ gia tiên và có thể bao gồm một lễ cúng ngoài trời tùy theo điều kiện gia đình.

- Việc cúng chay hay mặn tùy thuộc vào văn hóa và tín ngưỡng của mỗi gia đình.

- Hương và đèn là hai lễ vật không thể thiếu trong ngày cúng tất niên, đây là biểu tượng cho sự tinh tú và là sợi dây gắn kết giữa cõi âm và cõi dương.

5/ Các lễ cúng quan trọng cần nhớ gần tết nguyên đán 2025

STT LỄ CÚNG ÂM LỊCH DƯƠNG LỊCH
1 Đưa ông Công ông Táo về trời 23 tháng chạp 22 tháng 1, 2025
2 Cúng Tất Niên 24 – 30 tháng chạp 23 – 28 tháng 1, 2025
3 Đón ông bà về ăn Tết 30 tháng chạp 28 tháng 1, 2025
4 Đón ông Táo về ăn Tết 30 tháng chạp 28 tháng 1, 2025
5 Đón giao thừa 30 tháng chạp 28 tháng 1, 2025
6 Cúng mùng 1 (Nguyên Đán, Tịch Điện) Mùng 1 tháng giêng 29 tháng 1, 2025
7 Cúng mùng 2 (Chiêu Điện, Tịch Điện) Mùng 2 tháng giêng 30 tháng 1, 2025
8 Cúng mùng 3 (Cúng hóa vàng) Mùng 3 tháng giêng 31 tháng 1, 2025
Liệt kê các lễ cúng quan trọng ngày Tết

2019 02 06 tet vn le cung 02 h84 scaled

6/ Ý nghĩa các lễ cúng ngày Tết

Cúng ông Công ông Táo

mam cung ong tao 2

ông Công ông Táo hay sự tích 3 ông 1 bà là câu chuyện gắn liền với vị thần trông coi bếp núc, đất đai tại mỗi gia đình.

Tục truyền rằng, vào 23 tháng chạp, ông Táo sẽ về thiên đình, bẩm tấu với Ngọc Hoàng những việc tại nhân gian.

Vào ngày này, gia đình sẽ tiến hành cúng tiễn ông Táo đi, và mong cầu ông Táo nói lời hay cho Ngọc Hoàng để Ngọc Hoàng ban phước cho một năm quốc thái dân an.

Lễ cúng ông Táo không quá cầu kỳ về mặt nghi thức, chỉ cần chuẩn bi hoa trưng, mâm cúng cùng lễ vật cúng tiễn ông Táo là được.

Sau khi bày biện mâm cúng, đốt đèn và thắp hương, gia chủ sẽ tiến hành đọc văn khấn. Sau khi nhang tàn hết là có thể đốt vàng mã và thả cá chép phóng sanh.

Bên cạnh lễ cúng ông Táo vào 23 tháng chạp, gia chủ cần lưu ý chuẩn bị lễ cúng đón ông Táo về nhà ăn Tết vào đêm giao thừa.

Cúng Tất Niên

cung tat nien 1

Tất Niên đã không quá xa lạ với người Việt từ già đến trẻ. Cứ mỗi lần Tết đến Xuân về, ai ai cũng hẹn nhau ăn Tất Niên để đánh dấu một năm nhiều thăng trầm đã trôi qua.

Cúng Tất Niên với ý nghĩa tốt đẹp thông báo kết thúc một năm đã qua cũng như giúp mỗi người có lòng thành biết ơn đến đất trời, đến chư thiên, đến những người đã giúp đỡ mình trong thời gian qua.

Cúng Tất Niên thường sẽ được thực hiện sau khi cúng đưa ông Táo về trời cho đến trước đêm giao thừa.

Nhưng với xã hội kinh tế phát triển, nhiều gia chủ đã tổ chức cúng Tất Niên sớm để mời bạn bè, đồng nghiệp cùng ăn bữa cơm, tri ân mọi người đã đồng hành.

Để chuẩn bị cúng Tất Niên, gia chủ cũng sẽ chuẩn bị văn khấn, mâm cúng cùng lễ vật cúng Tất Niên và thực hiện tương tự như cúng ông Táo vậy.

Cúng đón ông bà về ăn Tết

Trong văn hóa người Việt luôn đề cao đức tính ‘Uống nước nhớ nguồn’, đặc biệt là với đấng sinh thành, ông bà, tổ tiên của gia đình mình.

Trong quan niệm ta, ông bà, tổ tiên sau khi mất đi sẽ về cõi trời, luôn dõi theo con cháu, nên vào ngày Tết, người Việt sẽ tiến hành cúng mời ông bà, tổ tiên về cùng ăn Tết với gia đình, cũng như là tỏ lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên đã phù hộ cho gia đình.

Cúng đón ông bà về ăn Tết thường được tiến hành vào buổi trưa của ngày cuối cùng trong năm.

Cúng đón giao thừa

mam cung giao thua

Giao thừa là giây phút thiêng liêng, quan trọng nhất, đánh dấu một năm mới đã bắt đầu. Vào ngày này, gia đình sẽ làm mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời với ý mong một năm mới thật sung túc, đầy đủ niềm vui.

Điểm đặc biệt trong lễ cúng này là trên mâm cỗ đều có gà trống luộc nguyên con, miệng ngậm hoa, tư thế dang cánh, ngẩng cao đầu như cất tiếng gáy báo hiệu một khởi đầu mới thật tốt đẹp.

Vì là lễ cúng quan trọng trong đầu năm mới nên cúng đón giao thừa cần phải thực hiện thật chỉn chu, cẩn thận, tránh những sai sót diễn ra.

Cúng mùng 1: Nguyên Đán, Tịch Điện

nghi thuc cung don ong tao cung giao thua

Ông bà có câu Mùng 1 Tết cha để nhắc nhở con cháu đi đâu làm gì thì mùng 1 cũng phải về với gia đình, về với cha mẹ.

Vào ngày này, gia đình sẽ làm mâm cúng vào sáng sớm để cúng dâng lên đất trời, ông bà, tỏ lòng thành kính, biết ơn đến tổ tiên. Lễ cúng này được gọi là cúng Nguyên Đán.

‘Nguyên’ có nghĩa là khởi đầu, ‘Đán’ có nghĩa là sáng sớm, Nguyên Đán được hiểu là buổi sớm khởi đầu của năm mới.

Mời ông bà dùng bữa cơm sáng thì cũng sẽ có mời ông bà dùng bữa cơm chiều, gọi là Tịch Điện. Tịch Điện có nghĩa là mời ông bà tổ tiên đi ngủ. Lễ cúng sẽ được thực hiện vào buổi chiều cùng ngày để mời ông bà ăn cơm và nghỉ ngơi.

Ngày nay, cúng Tịch Điện dường như vắng đi trong nhiều gia đình, chủ yếu gia đình sẽ tiến hành cúng Nguyên Đán vào sáng sớm, trao cho nhau lời chúc, lì xì đám nhỏ, chiều thường sẽ đi chơi Tết hoặc thăm hỏi họ hàng.

Cúng mùng 2: Chiêu Điện, Tịch Điện

Chiêu Điện là cúng mời ông bà dùng bữa sáng, Tịch Điện là cúng mời ông bà dùng bữa cơm chiều. Đây là nghi lễ cúng để thể hiện lòng hiếu kín, chỉn chu, luôn kính trên nhường dưới, thể hiện văn hóa Uống nước nhớ nguồn của người Viẹt.

Cúng mùng 3: Cúng hóa vàng

Kết thúc 3 ngày Tết, vào ngày mùng 3, gia chủ sẽ chuẩn bị mâm cúng, vàng mã để cúng hóa vàng, tiễn đưa ông bà, tổ tiên trở về cõi trời.

Tết Nguyên Đán là ngày nghỉ lễ quan trọng trong văn hóa Việt. Đây là dịp mà cả gia đình đoàn văn, trao cho nhau niềm vui, tiếng cười, chia sẻ may mắn và là dịp để thể hiện lòng biết ơn, hiếu kính với bề trên. Và để bày tỏ lòng thành đấy, cha ông đã nhắc nhờ con cháu luôn nhớ đến những phong tục, nghi lễ cúng quan trọng này vào ngày Tết.

icon icon icon