SỈ LẺ VÀNG MÃ ĐẸP TOÀN QUỐC Hàng Đẹp - Bao Đổi Trả - Bao Hư
SOẠN LỄ CÚNG THEO THẦY Đa Dạng & Đầy Đủ Nhất
1900-866815 -&- 03-7989-7575 Hotline Tư Vấn 24/7

Cầu Siêu Là Gì? Hiểu Về Nghi Lễ Cầu Siêu

Cầu siêu là gì? Lễ cầu siêu trong Phật giáo được thực hiện với mong muốn giúp người đã khuất thoát khỏi cõi khổ, siêu thăng đến cõi vui. Hình thức cầu siêu phải dựa vào cảm ứng của nghiệp lực tu thiện từ bạn bè, gia thuộc người chết chứ không phải do một mình tác dụng tụng kinh của Tăng Ni. Để hiểu hơn về ý nghĩa của việc cầu siêu, mọi người hãy tham khảo một số thông tin hữu ích dưới đây nhé.

Nghi lễ cầu siêu là gì?

Lễ cầu siêu là gì? Theo quan niệm thông thường trong thế gian, cầu siêu là siêu thoát, tức là dùng phương thức nào đó giúp cho vong linh của người đã khuất được siêu thoát khỏi các cảnh giới khổ đau. Cầu cho vong linh siêu thoát về đâu còn phụ thuộc vào tín ngưỡng và mục đích của người cầu nguyện.

Đối với Phật pháp, nghi lễ cầu siêu phụ thuộc vào tâm linh và phương thức siêu độ.  Cảnh giới siêu thoát lý tưởng là niệm Phật nguyện cho vong nhân sanh về miền Cực lạc. Do vậy, nhận thức về ý nghĩa sống chết giúp chúng ta có chánh kiến trong tu học và hiểu thêm về quan niệm cầu siêu.

lễ cầu siêu trong phật giáo 2

Thả đèn hoa đăng cầu siêu

Nguồn gốc nghi thức cầu siêu từ đâu?

Việc tụng kinh cầu siêu cho người mới mất ngày một phổ biến hơn tại Việt Nam được cho là xuất phát từ tấm gương hiếu thảo của Đức Mục Kiền Liên. Ngài đã dùng thần thông để tìm kiếm nơi vãng sanh của cha mẹ mình để báo hiếu. Tại nơi địa ngục, ngài đã chứng kiến mẹ mình chịu đựng những hình phạt đau đớn và khó chịu. Ngài đã xin thỉnh Phật giúp đỡ và được khuyên nên tìm cách niệm kinh để giúp mẹ trả hết những nghiệp kiếp và đầu thai chuyển thế.

Lễ Cầu Siêu lớn

Ý nghĩa của lễ cầu siêu trong Phật giáo

Thế gian quan niệm rằng: “Âm dương đồng nhất lý”. Lý ở đây là nguyên lý nhân quả, đời sống chúng sinh chính là nghiệp quả của họ đã tạo ra. Cho nên cõi nào còn có sanh, già, bệnh, chết thì còn có khổ đau. Cõi âm hay cõi dương cũng thế. Nhưng cần phải hiểu rộng ra, người sau khi chết sẽ tái sanh vào nhiều cảnh giới khác nhau.

Trong giáo lý nhà Phật thì thế giới con người chỉ là một trong mười pháp giới (1) đang hiện hữu. Các thế giới tương dung tương nhiếp lẫn nhau. Chúng sinh trong ba cõi chỉ do một tâm này mà tồn tại, “Ba cõi chỉ là nhất tâm”(2). Chính vì lẽ đó mà cõi âm và cõi dương liên hệ với nhau chặt chẽ qua sự chi phối nghiệp lực và nhân quả. Tâm thức và nhân duyên là mối liên hệ con người cùng thế giới xung quanh.

Vì vậy, Phật giáo chính tín cho rằng, chủ thể của công việc cầu siêu không phải là tăng ni mà là gia thuộc của người chết. Gia thuộc người chết, trong giờ phút lâm chung, nếu biết đem các đồ vật ưa thích của người sắp chết, cúng dường Tam Bảo, bố thí kẻ nghèo, và làm cho người sắp chết hiểu rõ, đó là làm công đức hộ cho anh ta, thì sẽ có tác dụng rất lớn đối với vong linh người chết. Đó là do sự cảm ứng của một niệm thiện nghiệp, do tâm người lúc lâm chung được an ủi, nhờ vậy mà nghiệp thức của người chết hướng tới cõi lành. Đó không phải là mê tín, đó là đạo lý tâm thiện hướng tới cõi thiện.

Phật giáo chỉ rõ ra rằng, tâm phiền não tham sân si là nguyên nhân chính đưa đến sự đọa lạc vào các cảnh giới khổ đau. Cho nên ý nghĩa siêu độ cần được luận giải từ nơi tâm, vì tâm là chủ thể của mọi hiện tượng, bao gồm cả hiện tượng sống chết, luân hồi và giải thoát. Chánh kiến trong việc cầu siêu là đem tâm thanh tịnh, tâm thành kính, tâm từ bi cứu khổ thể hiện các Phật sự để kiến tạo công đức hồi hướng siêu độ cho vong linh.

Ai đã đọc kinh Vu lan mới thấy giọt nước mắt của ngài Mục Kiền Liên đã khóc vì thương mẹ đến cầu Phật chỉ dạy pháp cứu độ. Giọt nước mắt của Quang Mục và Thánh nữ Bà la môn trong kinh Địa Tạng khóc vì thương mẹ mà phát tâm Bồ-đề, nguyện thành Phật độ chúng sanh. Những giọt nước mắt ấy là tình thương, là tâm từ bi. Khi có tâm ấy mà cúng dường Tam bảo, cúng dường trai tăng, hay cúng dường chùa chiền và làm tất cả điều lành khác đều có hiệu ứng thiết thực.

Do có tâm như vậy mà mẹ của ngài Mục Kiền Liên, mẹ của Quang Mục và mẹ của thánh nữ Bà la môn mới được chuyển hóa và siêu thoát. Đó không phải là mê tín, mà là sự cảm thông của lòng hiếu vĩ đại, của tâm nguyện vĩ đại, khiến cho tâm lực và nguyện lực của người siêu độ hòa nhập và cảm thông với nghiệp lực của người siêu độ, cả 2 thông suốt cùng một khí, nhờ vậy, mà người chết được siêu độ.

lễ cầu siêu trong phật giáo

Lễ cầu siêu trong Phật giáo Muốn nhận thức rõ người đã qua đời mong mỏi điều gì và đời sống người sau khi chết ra sao, mọi người nên đọc kinh điển Đại thừa như kinh Vu lan, kinh Địa tạng, văn Thủy sám và Lương hoàng sám. Khi đọc những kinh văn này, bản thân chúng ta biết đau xót, biết rung cảm, biết phát khởi tâm chính đáng cho mọi hình thức siêu độ. Nếu có tâm lành đó rồi thì chỉ bông hoa và chén nước cúng ở chùa có công đức không thể nghĩ bàn. Hơn nữa, người cầu siêu phải có sức quán tưởng chân thành rằng các Đức Phật và Bồ-tát đó đang sống trong đời này. Và đem tâm ấy mà hành thiện hồi hướng cho người cõi âm sanh về thế giới Tây phương Cực lạc.

Cầu siêu cho người qua đời là nếp sống nhân bản rất đáng tôn trọng. Nó khẳng định mối tương quan của người sống và người chết. Đó là thông điệp giúp con người nhận thức sâu sắc rằng sống không phải là bắt đầu và chết không phải là kết thúc. Ý nghĩa này là điểm then chốt trong triết lý sống Phật giáo.

Điều này giúp con người sống có trách nhiệm với hành động của chính mình trong hiện tại và tương lai. Đó là nền tảng đạo đức mà cá nhân, gia đình, xã hội và nhân loại đang cần thiết. Quan niệm này là tri thức cần được phổ cập trong sự giáo dục về đời sống con người. Vì cái bế tắc của số đông người hiện nay là ý thức hệ cực đoan, không tin luật nhân quả luân hồi, tái sanh.

Từ đó mà bao nhiêu tệ nạn xấu ác xảy ra, sống là hưởng thụ, chà đạp quyền sống của nhau. Thái độ sống như thế làm cho cuộc đời khổ đau và đen tối hơn, vì họ tin rằng chết là hết! Tín ngưỡng cầu siêu hàm chứa nét nhân bản trong văn hóa, thấm nhuần triết lý sống của đạo Phật. Chúng ta cúng bái cầu siêu cho người âm thể hiện đạo lý báo ân.

Chúng ta làm phước siêu độ cho chúng sanh bớt khổ thì tự nhiên có tâm từ bi. Người có đức hạnh từ bi thì có phước đức trong đời sống. Tín ngưỡng cầu siêu trong Phật giáo có nhiều lợi ích, nhưng quan trọng nhất là giới thiệu cho mọi người nhận thức về thế giới quan của Phật giáo Đại thừa. Trong đó thù thắng nhất là thế giới Tây phương Cực lạc mà mọi người tu niệm Phật hướng đến trong đời này và sau khi lâm chung.

Mục đích của người học Phật lấy trí tuệ làm sự nghiệp giác ngộ. Khi thực hiện các hình thức siêu độ phải xuất phát từ tâm từ bi để đi đúng với xu hướng giác ngộ của Phật dạy. Dù cõi âm hay cõi dương cũng biểu hiện sự sống, mong muốn thoát khổ và tìm vui. Tất cả chúng ta không ngoài thông lệ ấy. Từ đó mới thấy rằng, Phật pháp luôn đem lại hương vị giải thoát cho tất cả chúng sinh.

Vì sao nên đọc kinh cầu siêu cho người đã mất?

Đọc kinh cầu siêu cho người mới chết hàng ngày là một nghi lễ tốt đẹp để tưởng nhớ người đã khuất. Bạn sẽ tiễn đưa và giúp đỡ họ trên chặng đường cuối cùng. Kinh cầu siêu cho người mới mất giúp cho linh hồn của người đã khuất được thanh thản, sớm được siêu thoát. Như vậy, bạn nghĩ xem có nên đọc kinh cầu siêu hàng ngày cho người vừa mất không?

Tụng Kinh Cầu Siêu Siêu Độ Vong Linh Cực Kỳ Linh Nghiệm

Tụng Kinh Cầu Siêu Siêu Độ Vong Linh Cực Kỳ Linh Nghiệm

Việc lựa chọn tụng kinh cầu siêu cho người đã khuất trong vòng 49 ngày sau khi họ qua đời được nhiều người tin tưởng và thực hiện. Nhiều gia đình còn mời tăng ni về giúp đỡ, với hy vọng rằng người thân của họ sẽ được an yên tại miền cực lạc.

Nghi thức tụng kinh cầu siêu cho người đã khuất

Kinh siêu độ rất màu nhiệm nếu bạn tâm thành tụng kinh theo đúng nghi thức nhà Phật. Nghi lễ cầu siêu được thực hiện bài bản như sau:

Cúng hương: Thực hiện thủ tục thắp 3 nén nhang thơm, quỳ trên chiếu, lễ vái 3 lần, cắm hương vào bát.

Đọc kinh: Tiến hành đọc các bài kinh cầu siêu cho người đã khuất. Khi kết thúc một nhịp thì lạy một cái. Theo thứ tự:

  • Đọc tán phật, quán tưởng
  • Đọc bài đảnh lễ 
  • Đọc bài trì tụng
  • Tán lư hương ( đọc 3 lần)

Sau đó, bạn tụng kinh niệm chú đại bi, phát nguyện trì kinh. Nếu bạn không rõ về nghi thức tụng niệm thì bạn nên tham khảo các vị sư, ni cô tại chùa.

Sau khi đã trải qua 49 ngày, việc đọc kinh cầu siêu nếu có điều kiện thì nên tiếp tục đọc hàng ngày đến 100 ngày, đến giỗ đầu.

Bài kinh cầu siêu cho người mới mất

Trước khi đọc kinh cho người chết bạn cần y phục trang nghiêm. Sau khi chuẩn bị đầy đủ bạn thực hiện nghi thức tụng niệm như sau:

Niệm hương lễ bái

(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm)

Tịnh pháp – giới chơn – ngôn

Án lam xóa ha. (3 lần)

Tịnh tam – nghiệp chơn – ngôn

Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ truật độ hám. (3 lần)

Cúng hương

(Thắp ba cây hương, quỳ ngay thẳng, cầm hương ngang trán niệm lớn bài cúng hương)

Nguyện thử diệu hương vân,

Biến mãn thập phương giới,

Cúng dường nhứt-thế Phật,

Tôn pháp chư Bồ tát,

Vô biên Thanh văn chúng,

Cập nhứt thế Thánh-Hiền,

Duyên khởi quang minh đài,

Xứng tánh tác Phật-sự,

Phổ huân chư chúng-sanh,

Giai phát Bồ-Ðề tâm,

Viễn-ly chư vọng-nghiệp,

Viên-thành vô-thượng đạo.

(Xá 3 xá rồi đọc bài kỳ nguyện)

Kỳ nguyện

Tư thời đệ-tử chúng đẳng phúng tụng kinh chú, xưng tán hồng-danh, tập thử công-đức, nguyện thập-phương thường-trú Tam-bảo, Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, tiếp dẫn đạo-sư A-Di-Ðà Phật, từ-bi tiếp độ hương linh….. pháp-danh….. phiền-não đoạn-diệt, nghiệp-chướng tiêu trừ, tốc xả mê đồ, siêu sanh Tịnh-độ, ngưỡng kỳ chư Phật từ-bi phóng quang tiếp độ hương-linh vãng sanh Cực-lạc quốc.

Tán phật

Pháp vương vô-thượng tôn

Tam-giới vô luân thất

Thiên nhơn chi Ðạo-sư

Tứ-sanh chi từ-phụ

Ư nhứt niệm quy-y

Năng diệt tam-kỳ nghiệp

Xưng dương nhược tán-thán

Ức kiếp mạc năng tận.

(Ðứng dậy cầm hướng lên lư rồi chắp tay đứng thẳng và niệm lớn):

Quán tưởng

Năng lễ, sở lễ tánh không tịch,

Cảm ứng đạo-giao nan tư nghì,

Ngã thử đạo tràng như Ðế-châu,

Thập phương chư Phật ảnh hiện trung,

Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,

Ðầu diện tiếp túc quy mạng lễ.

– Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tận hư-không, biến pháp-giới, quá, hiện, vị-lai thập-phương chư Phật, Tôn-Pháp, Hiền-Thánh Tăng, Thường-trú Tam-Bảo. (1 lạy)

– Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Ta-bà Giáo-chủ Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Ðương-lai hạ sanh Di-Lặc Tôn Phật, Ðại-trí Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát, Ðại-hạnh Phổ-Hiền Bồ-tát, Hộ-Pháp Chư-tôn Bồ-tát, Linh-sơn hội thượng Phật Bồ-tát. (1 lạy)

– Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới Ðại-từ Ðại-bi A-Di-Ðà Phật, Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát, Ðại-Thế-Chí Bồ-tát, Ðại-nguyện Ðịa-Tạng-Vương Bồ-tát, Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát. (1 lạy)

(Ðứng ngay, vô chuông mõ và đồng tụng):

Tán lư hương

Lư hương sạ nhiệt,

Pháp giới mông huân,

Chư Phật hải hội tất diêu văn,

Tùy xứ kiết tường vân,

Thành ý phương ân,

Chư Phật hiện toàn thân.

Nam-mô Hương-Vân-Cái Bồ-tát ma-ha-tát. (3 lần)

Chú đại bi cầu siêu cho người mất

Nam-mô Ðại-Bi Hội-Thượng Phật Bồ-Tát. (3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại-bi tâm đà-la-ni.

Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra da, Bồ-đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án, tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tỏa.

Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam-mô na ra cẩn trì hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha.

Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ-đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra.

Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na a ra sâm Phật ra xá-lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ-đề dạ bồ-đề dạ, bồ-đà dạ, bồ-đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha.

Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha. Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.

Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha.

Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. (3 lần)

Nam-mô Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật. (3 lần)

Khai kinh kệ

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,

Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ,

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì,

Nguyện giải Như-Lai chơn thiệt nghĩa.

Kinh A Di Đà

Nam-mô liên-trì hải-hội phật bồ-tát. (3 lần)

Phật thuyết a-di-ðà kinh

Như thị ngã văn: Nhất thời Phật tại Xá-vệ quốc, Kỳ thọ Cấp-cô-độc viên, dự đại Tỳ-kheo tăng, thiên nhị bá ngũ thập nhơn câu, giai thị đại A-La-hán, chúng sở tri thức:

Trưởng-lão Xá-Lợi-Phất, Ma-ha Mục-kiền-liên, Ma-ha Ca-diếp, Ma-ha Ca-chiên-diên, Ma-ha Câu-hy-la, Li-bà-đa, Châu-lợi bàn-đà-già, Nan-đà, A-Nan-đà, La-hầu-la, Kiều-phạm-ba-đề, Tân-đầu-lô-phả-la-đọa, Ca-lưu-đà-di, Ma-ha Kiếp-tân-na, Bạc-Câu-la, A-nâu-lâu-đà, như thị đẳng chư đại đệ tử, tinh chư Bồ-tát ma-ha-tát. Văn-thù Sư-lợi pháp-vương-tử, A-dật-đa Bồ-tát, Càng Ðà-ha-đề Bồ-tát, Thường-tinh-tấn Bồ-tát, dữ như thị đẳng, chư đại Bồ-tát; cập Thích-đề-hoàn nhơn đẳng, vô-lượng chư thiên, đại-chúng câu.

 

Nhĩ thời Phật cáo Trưởng lão Xá-Lợi-Phất: “Tùng thị Tây-phương quá thập vạn ức Phật-độ, hữu thế-giới danh viết Cực-lạc kỳ độ hữu Phật hiệu A-Di-Ðà, kim hiện tại thuyết-pháp”.

Xá-Lợi-Phất! Bỉ độ hà cố danh vi Cực-lạc? Kỳ quốc chúng-sanh vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc, cố danh Cực-lạc. Hựu Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ, thất trùng lan thuẫn, thất trùng la-võng, thất trùng hàng thọ, giai thị tứ bảo, châu tráp vi nhiễu, thị cố bỉ quốc danh vi Cực-lạc.

Hựu Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ, hữu thất bảo trì, bát công-đức thủy, sung mãn kỳ trung, trì để thuần dĩ kim sa bố địa, Tứ biên giai đạo, kim ngân, lưu-ly, pha-lê hiệp thành; thượng hữu, lâu các, diệc dĩ kim, ngân, lưu-ly, pha-lê, xa-cừ, xích-châu, mã-não nhi nghiêm sức chi. Trì chung liên-hoa, đại như xa luân, thanh sắc thanh quang, huỳnh sắc huỳnh quang, xích sắc xích quang, bạch sắc bạch quang, vi diệu hương khiết.

Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.

Hựu Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quốc-độ thường tác thiên nhạc, huỳnh kim vi địa, trú dạ lục thời, vũ thiên mạn-đà-la hoa, kỳ độ chúng-sanh thường dĩ thanh đán, các dĩ y-kích thạnh chúng diệu hoa cúng dường tha phương thập vạn ức Phật, tức dĩ thực thời hạn đáo bổn quốc, phạn thực kinh hành.

Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang-nghiêm.

Phục thứ Xá-Lợi-Phất! Bỉ-quốc thường hữu chủng chủng kỳ diệu, tạp sắc chi điểu: Bạch-hạc, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cộng-mạng chi điểu, thị chư chúng điểu, trú dạ lục thời, xuất hòa nhã âm, kỳ âm diễn xướng: ngũ-căn, ngũ-lực, thất-bồ-đề phần, bát-thánh-đạo phần, như thị đẳng pháp, kỳ độ chúng-sanh văn thị âm dĩ, giai tất niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

Xá-Lợi-Phất! Nhữ vật vị thử điểu, thiệt thị tội báo sở sanh. Sở dĩ giả hà? Bỉ Phật quốc-độ vô tam ác đạo. Xá-Lợi-Phất! Kỳ Phật quốc-độ thượng vô ác đạo chi danh, hà huống hữu thiệt, thị chư chúng điểu, giai thị A-Di-Ðà Phật dục linh pháp-âm tuyên lưu biến hóa sở tác.

Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quốc-độ vi phong xuy động, chư bảo hàng thọ, cập bảo la võng, xuất vi diệu âm, thí như bá thiên chủng nhạc đồng thời cu tác, văn thị âm giả, tự nhiên giai sanh: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chi tâm. Xá-Lợi-Phất! Kỳ Phật quốc-độ, thành tựu, như thị công-đức trang-nghiêm.

Xá-Lợi-Phất! Ư nhữ ý vân hà? Bỉ Phật hà cố hiệu A-Di-Ðà? Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quang-minh vô-lượng, chiếu thập phương quốc, vô sở chướng ngại, thị cố hiệu vi A-Di-Ðà.

Hựu Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật thọ mạng, cập kỳ nhơn dân, vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, cố danh A-Di-Ðà.

Xá-Lợi-Phất! A-Di-Ðà Phật thành Phật dĩ lai, ư kim thập kiếp.

Hựu Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật hữu vô-lượng vô-biên Thinh-văn đệ-tử, giai A-la-hán, phi thị toán số chi sở năng tri; chư Bồ-tát chúng diệc phục như thị.

Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quốc độ thành-tựu như thị công-đức trang-nghiêm.

Hựu Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc-độ chúng-sanh sanh giả, giai thị a-bệ-bạt-trí, kỳ trung đa hữu nhứt sanh bổ xứ, kỳ số thậm đa phi thị toán số, sở năng tri chi, đản khả dĩ vô-lượng vô-biên a-tăng-kỳ thuyết.

Xá-Lợi-Phất! Chúng-sanh văn giả, ưng đương phát nguyện, nguyện sanh bỉ quốc. Sở dĩ giả hà? Ðắc dữ như thị chư thượng thiện-nhơn câu hội nhứt xứ.

Xá-Lợi-Phất! Bất khả dĩ thiểu thiện-căn phước-đức nhơn-duyên, đắc sanh bỉ quốc.

Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu thiện-nam tử, thiện-nư nhơn, văn thuyết A-Di-Ðà Phật, chấp trì danh-hiệu, nhược nhứt nhựt, nhược nhị nhựt, nhược tam nhựt, nhược tứ nhựt, nhược ngũ nhựt, nhược lục nhựt, nhược thất nhựt, nhứt tâm bất loạn. Kỳ nhơn lâm mạng chung thời, A-Di-Ðà Phật dữ chư Thánh-chúng, hiện tại kỳ tiền, thị nhơn chung thời, tâm bất điên-đảo, tức đắc vãng-sanh A-Di-Ðà Phật Cực-lạc quốc-độ.

Xá-Lợi-Phất! Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn, nhược hữu chúng-sanh văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ.

Xá-Lợi-Phất! Như ngã kim giả, tán thán A-Di-Ðà Phật bất khả tư nghị công-đức chi lợi.

Ðông phương diệc hữu A-súc-bệ Phật, Tu-di-tướng Phật, Ðại-tu-di Phật, Tu-di-quang Phật, Diệu-âm Phật; như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam-thiên đại-thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: “Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị xưng tán bất khả tư-nghị công-đức nhứt thiết chư Phật sở hộ-niệm kinh”.

Xá-Lợi-Phất! Nam phương thế-giới hữu Nhựt-Nguyệt-Ðăng Phật, Danh-Văn-Quang Phật, Ðại-Diệm-Kiên Phật, Tu-Di-Ðăng Phật, Vô-Lượng Tinh Tấn Phật; như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam-thiên đại-thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: “Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị, xưng tán bất khả tư-nghị công-đức nhứt thiết chư Phật sở hộ niệm kinh”.

Xá-Lợi-Phất! Tây-Phương thế-giới hữu Vô-Lượng-Thọ Phật, Vô-Lượng-Tướng Phật, Vô-Lượng-Tràng Phật, Ðại-Quang-Phật, Ðại-Minh Phật, Bảo-Tướng Phật, Tịnh-Quang Phật; như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam-thiên đại-thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: “Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị, xưng tán bất khả tư-nghị công-đức nhứt thiết chư Phật sở hộ niệm kinh”.

Xá-Lợi-Phất! Bắc phương thế-giới, hữu Diệm-Kiên Phật, Tối-Thắng-AÂm Phật, Nan-Thơ Phật, Nhựt-Sanh Phật, Võng Minh Phật; như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam-thiên đại-thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: “Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị, xưng tán bất khả tư-nghị công-đức nhứt thiết chư Phật sở hộ-niệm kinh”.

Xá-Lợi-Phất! Hạ phương thế-giới, hữu Sư-Tử Phật, Danh-Văn Phật, Danh-Quang Phật, Ðạt-Ma Phật, Pháp-Tràng Phật, Trì-Pháp Phật; như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam-thiên đại-thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: “Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị, xưng tán bất khả tư-nghị công-đức nhứt thiết chư Phật sở hộ niệm kinh”.

Xá-Lợi-Phất! Thượng phương thế-giới, hữu Phạm-AÂm Phật, Tú-Vương Phật, Hương-Thượng Phật, Hương-Quang Phật, Ðại-Diệm-Kiên Phật, Tạp-Sắc-Bảo-Hoa-Nghiêm thân Phật, Ta-La-Thọ-Vương Phật, Bảo-Hoa-Ðức Phật, Kiến-Nhứt-Thiết-Nghĩa Phật, Như-Tu-Di-Sơn Phật; như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam-thiên đại-thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: “Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị, xưng tán bất khả tư-nghị công-đức nhứt thiết chư Phật sở hộ niệm kinh”.

Xá-Lợi-Phất! “Ư nhữ ý vân hà? Hà cố danh vi: Nhứt thiết chư Phật sở hộ niệm kinh”?

Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn văn thị kinh thọ trì giả, cập văn chư Phật danh giả, thị chư thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn, giai vi nhứt-thiết chư Phật chi sở hộ niệm, giai đắc bất thối chuyển ư a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Thị cố Xá-Lợi-Phất! Nhữ đẳng giai đương tín thọ ngã ngữ, cập chư Phật sở thuyết.

Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu nhơn dĩ phát nguyện, kim phát-nguyện, đương phát nguyện, dục sanh A-Di-Ðà Phật quốc giả, thị chư nhơn đẳng giai đắc bất thối chuyển ư a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, ư bỉ quốc độ nhược dĩ sanh, nhược kim sanh, nhược đương sanh.

Thị cố Xá-Lợi-Phất! Chư thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn, nhược hữu tín giả, ưng đương phát nguyện sanh bỉ quốc độ.

Xá-Lợi-Phất! Như ngã kim giả, xưng tán chư Phật bất khả tư nghị công-đức, bỉ chư Phật đẳng, diệc xưng tán ngã bất khả tư nghị công-đức nhi tác thị ngôn: “Thích-Ca Mâu-Ni Phật năng vi thậm nan hy hữu chi sự, năng ư Ta-bà quốc-độ ngũ-trược ác thế; kiếp-trược, kiến-trược, phiền-não trược, chúng-sanh trược, mạng-trược trung đắc a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, vị chư chúng-sanh, thuyết thị nhứt thiết thế-gian nan tín chi pháp.

Xá-Lợi-Phất! Ðương tri ngã ư ngũ-trược ác thế, hành thử nan sự, đắc a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, vị nhứt thiết thế-gian thuyết thử nan tín chi pháp, thị vi thậm nan.

Phật thuyết thử kinh dĩ, Xá-Lợi-Phất cập chư Tỳ-kheo, nhứt thiết thế-gian, Thiên, Nhơn, A-tu-la đẳng, văn Phật sở thuyết, hoan-hỷ tín thọ, tác lễ nhi khứ.

Phật thuyết A-Di-Ðà kinh.

A Di Đà Phật tán

Tây-phương Giáo-Chủ Tịnh-độ năng Nhơn, Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh, Phát nguyện thệ hoằng thâm. Thượng-phẩm thượng-sanh, Ðồng phó Bửu-Liên thành.

Chí tâm đảnh lễ

 (Mỗi câu đều đọc)

1 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Vô-Lượng-Quang Như-Lai.

2 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Vô-Biên-Quang Như-Lai.

3 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Vô-Ngại-Quang Như-Lai.

4 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Vô-Ðối-Quang Như-Lai.

5 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Diệm-Vương-Quang Như-Lai.

6 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Thanh-Tịnh-Quang Như-Lai.

7 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Hoan-Hỉ-Quang Như-Lai.

8 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Trí-Huệ-Quang Như-Lai.

9 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Nan-Tư-Quang Như-Lai.

10 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Bất-Ðoạn-Quang Như-Lai.

11 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Vô-Xưng-Quang Như-Lai.

12 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Siêu-Nhật-Nguyệt-Quang Như-Lai.

Ma ha bát nhã ba la mật đa tâm kinh

Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Xá-Lợi-Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.

Xá-Lợi-Tử ! Thị chư Pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão-tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.

Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố, tâm vô quái-ngại; vô quái-ngại cố, vô hữu khủng-bố, viễn ly điên-đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại-thần chú, thị đại minh chú, thị vô-thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.

Cố thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết-đế yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát bà ha. (3 lần)

Vãng sanh quyết định chơn ngôn

Nam-mô a di đa bà dạ, Ða tha dà đa dạ, Ða địa dạ tha.

A di rị đô bà tỳ,

A di rị đa tất đam bà tỳ,

A di rị đa tì ca lan đế,

A di rị đa, tì ca lan đa,

Dà di nị dà dà na,

Chỉ đa ca lệ ta bà ha.

Tán Phật

A-Di-Ðà Phật thân kim sắc

Tướng hảo quang-minh vô đẳng-luân

Bạch hào uyển-chuyển ngũ tu-di

Cám mục trừng thanh tứ đại hải.

Quang trung hóa Phật vô số ức,

Hóa Bồ-tát chúng diệc vô-biên

Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh

Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.

Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới đại-từ đại-bi A-Di-Ðà Phật.

Nam-mô A-Di-Ðà Phật. (Niệm nhiều ít tùy ý)

Nam-mô Ðại-bi Quán-thế-âm Bồ-tát. (3 lần)

Nam-mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát. (3 lần)

Nam-mô Ðại-Tạng Vương Bồ-tát. (3 lần)

Nam-mô Thanh-tịnh Ðại-Hải chúng Bồ-tát. (3 lần)

Sám thập phương

Thập phương Tam-thế Phật

A-Di-Ðà đệ nhứt,

Cửu phẩm độ chúng-sanh

Oai-đức vô cùng cực,

Ngã kim đại quy-y.

Sám-hối tam nghiệp tội,

Phàm hữu chư phước thiện,

Chí tâm dụng hồi-hướng.

Nguyện đồng niệm Phật nhơn,

Cảm ứng tùy thời hiện,

Lâm chung Tây-phương cảnh,

Phân-minh tại mục tiền,

Kiến văn giai tinh tấn,

Ðồng sanh Cực-lạc quốc,

Kiến Phật liễu sanh-tử,

Như Phật-độ nhứt-thiết,

Vô-biên phiền-não đoạn,

Vô-lượng pháp môn tu;

Thệ nguyện độ chúng-sanh,

Tổng giai thành Phật đạo;

Hư-không hữu tận, ngã nguyện vô-cùng,

Hư-không hữu tận, ngã nguyện vô-cùng,

Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí.

Mười đại nguyện

(Quỳ đọc)

Ðệ-tử chúng đẳng

Tùy-thuận tu tập

Phổ-Hiền Bồ-tát

Thập chủng đại nguyện:

Nhứt giả lễ kính chư Phật,

Nhị giả xưng tán Như-Lai,

Tam giả quảng tu cúng-dường,

Tứ giả sám-hối nghiệp-chướng,

Ngũ giả tùy-hỷ công-đức,

Lục giả thỉnh chuyển pháp-luân,

Thất giả thỉnh Phật trụ thế,

Bát giả thường tùy Phật học,

Cửu giả hằng thuận chúng-sanh,

Thập giả phổ giai hồi-hướng.

Hồi hướng

Phúng kinh công-đức thù thắng hạnh,

Vô biên thắng phước giai hồi-hướng,

Phổ nguyện pháp-giới chư chúng-sanh,

Tốc vãng vô-lượng-quang Phật sát.

Nguyện tiêu tam-chướng trừ phiền-não,

Nguyện đắc trí-huệ chơn minh liễu,

Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ.

Thế thế thường hành Bồ-tát đạo.

Nguyện sanh Tây-phương Tịnh-độ trung,

Cửu phẩm Liên-hoa vi phụ mẫu,

Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,

Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ.

Nguyện dĩ thử công-đức,

Phổ cập ư nhứt thiết,

Ngã đẳng dữ chúng-sanh,

Giai cộng thành Phật-đạo.

Thượng lai

(Vị chủ lễ xướng một mình như sau):

Ðệ-tử chúng đẳng, cung tựu Phật tiền, phúng tụng Ðại-thừa kinh chú, cập niệm Phật công đức, chuyên vì kỳ siêu hương linh….. Pháp danh….. tốc xả mê-đồ, siêu sanh Tịnh-độ.

Phục nguyện

Nhứt thành thượng đạt, vạn tội băng tiêu, nguyện hương linh đắc độ cao-siêu, kỳ gia-quyến hàm triêm lợi-lạc.

Phổ nguyện

Âm siêu dương thới, pháp giới chúng-sanh, tình dữ vô tình, tề thành Phật đạo.

Nam-mô A-Di-Ðà Phật. (Ðồng niệm)

Tam quy y

Tự quy-y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại-đạo, phát vô-thượng tâm. (1 lạy)

Tự quy-y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh-tạng, trí huệ như hải. (1 lạy)

Tự quy-y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống-lý đại-chúng, nhứt thiết vô ngại. (1 lạy)

Tổng hợp

Chú thích:

(1) Pháp giới của Phật, Bồ-tát, Duyên giác, Thanh văn, Trời, Người, A-tu-la, Địa ngục, Ngạ quỷ và Súc sanh;

(2). Kinh Hoa nghiêm, phẩm Thập địa, HT.Trí Tịnh dịch;

icon icon icon