* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ
Lễ cúng nhập trạch nhà mới
Lễ nhập trạch hay còn gọi là lễ về nhà mới, là nghi lễ vô cùng quan trọng theo quan niệm dân gian. Làm lễ cúng về nhà mới hay “nhập trạch” là lễ khai báo với các vị quan cai quản khu vực đó về việc chủ nhà và gia đình sẽ chuyển đến ở nơi làm lễ. Mong các vị quan, thần linh và thổ địa cai quản khu vực đó phù hộ cho gia chủ được an lành, sung túc.
Lễ cúng nhập trạch nhà mới
Theo quan niệm từ xa xưa, ông bà ta cho rằng, mỗi một vùng đất, khu vực đều có thần linh cai quản. Vậy nên việc chuyển đến hoặc chuyển đi đều phải làm lễ trình báo để xin phép các thần, có như vậy thì thần linh mới chấp thuận và phù hộ cho cuộc sống sau này của gia đình được thuận buồm xuôi gió.
Khi chuyển dọn nhà, việc cúng nhập trạch xin phép được chuyển đến nhà mới là việc cần thiết phải làm, để gia đạo tiếp tục được bề trên phù hộ. Do đó, gia chủ cần biết lễ về nhà mới cần chuẩn bị những gì và chuẩn bị đầy đủ từ trước. Để chuẩn bị chu đáo cho lễ nhập trạch, gia chủ có thể tham khảo những điều dưới đây:
Theo tâm linh, ngày tốt sẽ là ngày hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Là ngày hoàng đạo, thuận lợi cho gia chủ, nếu hợp mệnh gia chủ thì càng tốt. Chọn được ngày tốt để làm lễ nhập trạch sẽ mang đến sức khỏe, tiền tài, may mắn và hạnh phúc cho gia chủ cùng gia đình.
Chọn ngày làm lễ cúng nhập trạch nhà mới
Tháng |
Ngày nên tránh |
Tháng Giêng |
Ngày Ngọ |
Tháng Hai |
Ngày Mùi |
Tháng Ba |
Ngày Thân |
Tháng Tư |
Ngày Dậu |
Tháng Năm |
Ngày Tuất |
Tháng Sáu |
Ngày Hợi |
Tháng Bảy |
Ngày Tý |
Tháng Tám |
Ngày Sửu |
Tháng Chín |
Ngày Dần |
Tháng Mười |
Ngày Mão |
Tháng Mười một |
Ngày Thìn |
Tháng Chạp |
Ngày Tỵ |
Người xưa cho rằng “nửa đầu, nửa đoạn làm việc gì cũng dang dở”. Vì vậy, việc dọn nhà cũng như tiến hành lễ cúng nhập trạch không nên tiến hành vào những ngày Nguyệt kỵ (là các ngày có số cộng lại bằng 5) trong tháng như: ngày 05, ngày 14, ngày 23.
Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, trong tháng sẽ có những ngày Ngọc Hoàng sai Tam Nương xuống hạ giới để thử lòng phàm nhân, mọi công việc trong ngày này thường bị trễ nải, không thành công. Vậy nên, khi làm lễ nhập trạch, gia chủ cũng nên tránh ngày Tam Nương sát. Cụ thể là những ngày:
Trong phong thuỷ, hướng nhà rất quan trọng vì nó tạo nên tương sinh tương khắc. Gia chủ nên chọn các ngày theo hướng nhà để mang lại may mắn và tránh xui xẻo khi làm lễ nhập trạch. Đây là một số cách chọn ngày theo hướng mà gia chủ nên lưu ý:
Sau khi tìm được ngày tốt để cúng nhập trạch, gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng nhập trạch. Để không thiếu sót trong khâu chuẩn bị, gia chủ có thể tham khảo mẫu mâm cúng sau:
Khấn lễ cúng nhập trạch nhà mới
Theo phong tục của người Việt từ xưa đến nay, khi làm bất kỳ nghi lễ cúng bái nào cũng đều phải thắp nhang trình bày thần linh và tổ tiên, gọi là văn khấn. Đối với lễ nhập trạch cũng vậy, khi đã chuẩn bị đầy đủ mâm đồ lễ để cúng nhập trạch xong, gia chủ cần đọc văn khấn lễ nhập trạch cho đúng nhằm thể hiện lòng thành với thần linh và bề trên. Khi làm lễ nhập trạch, có 2 loại văn khấn: Văn khấn thần linh xin nhập trạch và Văn khấn gia tiên khi nhập trạch.
Thủ tục nhập trạch nhà chung cư là việc làm rất cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tài lộc, may mắn và sự thịnh vượng của gia chủ và cả gia đình. Chính vì vậy, dù là nhà chung cư hay nhà mặt đất thì khi dọn đến nhà mới, gia chủ nhất định phải làm các thủ tục nhập trạch sau:
Việc đầu tiên gia chủ cần làm chính là dâng lễ thắp hương thổ địa. Hãy chuẩn bị lễ dâng gồm trầu cau, hương nhang, vàng mã, hoa quả, bánh kẹo và lễ mặn xôi, gà, rượu thịt,... và cầu thần linh phù hộ gia đình được bình an, may mắn.
Thắp hương bàn thờ thần tài, thổ địa
Thần tài, thổ địa là thần của mỗi căn nhà, vậy nên khi chuyển về nhà mới, gia chủ nên thực hiện nghi lễ này để cầu bình an cho gia đình, tài vận hanh thông, cuộc sống hạnh phúc.
Xông nhà cũng là một trong những điều cần làm khi chuyển về nhà mới. Việc làm này giúp xua đuổi vận khí xấu và các côn trùng có hại trong nhà. Nguyên liệu thường được sử dụng khi xông là hỗn hợp rễ cây, bột trầm, nhang thơm, hương liệu,...
Lời khuyên cho các gia chủ khi tiến hành xông nhà là mở hết cửa, để khí xấu theo làn khói bị đẩy ra khỏi nhà. Và khi xông nhà, hãy xông theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, lưu ý xông kỹ các góc tường và nơi dễ bị ẩm mốc. Cuối cùng là bật hết đèn để tăng nhiệt và dương khí trong nhà, giúp vận khí xấu nhanh chóng bị xua tan.
Khi chuyển nhà, chắc chắn nhiều gia chủ sẽ thắc mắc nên chuyển gì trước. Câu trả lời chính là: chiếu và bếp nấu, vì đây là những đồ vật mang lại dương khí cho căn nhà. Tuyệt đối không mang nước, chổi hay bếp điện vào nhà trước.
Đặc biệt, những đồ đạc trong nhà phải được người trong gia đình mang vào nhà mới. Bài vị cúng thần linh, gia tiên cũng phải do gia chủ cầm đến nhà mới. Những người còn lại đi sau, tay cầm tiền của đến nhà mới.
Vào ngày đầu dọn vào nơi ở mới, gia chủ phải tự tay đun sôi một ấm nước, mục đích của việc này nhằm giúp cho nguồn tài lộc của gia đình luôn được dồi dào.
Đun nước sôi, mở vòi nước chảy sau khi vào nhà mới
Đồng thời, trong ngày đầu chuyển đến nhà mới, cần phải đậy bồn rửa bát, bồn tắm trong nhà, sau đó mở thật nhỏ vòi để nước chảy thật chậm rãi trong khoảng thời gian thật lâu. Điều này tượng trưng cho sự như ý, no đủ.
Khi chuyển tới nhà mới, gia chủ nên treo chuông gió ở một số nơi trong nhà. Theo quan niệm phong thuỷ, chuông gió chính là công cụ dẫn dắt khí luân chuyển trong nhà, thường được treo ở cửa sổ và các cửa ra vào.
Nên chọn chuông gió bằng kim loại có âm vực cao vì người xưa quan niệm rằng, âm thanh của kim khí có khả năng xua đi tà ma, dịch bệnh, mang lại may mắn, báo hiệu rằng vùng đất nơi treo chuông đã có người cư ngụ, dương khí đã đến.
Dù việc chuyển nhà mới cần làm nhiều việc dẫn đến mệt mỏi, khó chịu thì gia chủ và các thành viên trong nhà phải nhớ luôn giữ trạng thái tích cực trong ngày chuyển nhà. Vì việc chuyển đến một ngôi nhà mới cũng giống như việc có một khởi đầu mới, vậy nên hãy vui vẻ đón nhận và để mọi việc diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp.
Nên nói chuyện vui vẻ, may mắn trong ngày nhập trạch
Gia chủ không nên giận dữ, mắng mỏ người khác, các thành viên trong gia đình cũng vậy, nên vui vẻ và tránh nhắc đến những điều xui rủi trong khi chuyển nhà.
Đêm đầu tiên ngủ tại nhà mới, gia chủ nên bật tất cả các đèn trong nhà thâu đêm đến hôm sau để giúp khí trong nhà vượng không tắt. Và tốt nhất là nên để cả 3 đêm liên tiếp như vậy
Trong đêm đầu tiên ngủ tại nhà mới, gia chủ hãy nằm xuống vài phút rồi trở dậy làm việc gì đó rồi mới tiếp tục đi ngủ. Điều này thể hiện việc đi ngủ rồi sẽ trở dậy, nhằm duy trì dương khí.
Trên đây là bài viết về lễ cúng nhập trạch và những điều cần chuẩn bị khi nhập trạch. Hy vọng những thông tin trên hữu ích và đã giải đáp được thắc mắc của Quý khách hàng về lễ nhập trạch cho nhà mới.