SỈ LẺ VÀNG MÃ ĐẸP TOÀN QUỐC Hàng Đẹp - Bao Đổi Trả - Bao Hư
SOẠN LỄ CÚNG THEO THẦY Đa Dạng & Đầy Đủ Nhất
1900-866815 -&- 03-7989-7575 Hotline Tư Vấn 24/7

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Lễ Cúng 49 Ngày Và Lễ Cúng 100 Ngày Cho Người Mới Mất

Khi gia đình có người mất đi, người ta thường phải làm các mâm cúng vào ngày 49 và 100 cho người đã khuất. Phần lớn chúng ta đều làm điều này như một lẽ hiển nhiên mà không nắm được ý nghĩa. Vậy ý nghĩa của 49 ngày và 100 ngày là gì? Mâm cúng ngày 49, 100 cần chuẩn bị những gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tại nội dung này.

Ý nghĩa của 49 ngày và 100 ngày

Mâm Cúng 39 ngay

Mâm cúng ngày 49 là để mong cầu linh hồn người đã khuất được siêu thoát

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều biết đến 2 con số 49 và 100 trong tục lệ thờ cúng người đã khuất. Chúng được tổ chức vào ngày thứ 49 và ngày thứ 100 tính từ thời điểm người đó mất. Đây được xem là lễ cúng quan trọng và không thể thiếu trong văn hóa người Việt.

Tục lệ cúng 49 ngày được bắt nguồn từ truyền thuyết con người sau khi chết sẽ phải trải qua 7 lần phán xét về những tội lỗi đã gây ra khi còn sống. Mỗi lần sẽ kéo dài 7 ngày và sau khi kết thúc, linh hồn sẽ được vươn lên một cảnh giới mới. 

Khác với 49 ngày, 100 ngày được quan niệm là ngày thôi khóc, là lễ cúng để đánh dấu cho sự siêu thoát của linh hồn, hòa nhập với luân hồi. Lễ cúng 100 ngày sẽ được tổ chức hoặc không tùy theo phong tục mỗi nơi.

Trong sinh hoạt văn hóa xưa và nay, người Việt sẽ có 2 bữa cơm quan trọng nhất trong ngày. Do đó, 2 lễ cúng 49 và 100 ngày đại biểu chưng cho 2 bữa ăn chính trong thói quen sinh hoạt cũ, là thời khắc để người trong gia đình quây quần bên nhau, nhớ về người đã khuất.

Ý nghĩa của 2 ngày này theo các quan niệm của Trung Hoa và Phật Giáo cũng tương đối khác nhau, cụ thể như:

Theo quan niệm Trung Hoa

Trong quan niệm Trung Hoa xưa, con người sau khi trải qua đủ 10 lần phán xét mới có thể đi vào cõi niết bàn. Ngày cúng thứ 49 và 100 là lễ cúng đánh dấu cho những mốc thời gian hoàn thành đợt phán xét thứ 7 và thứ 10, hướng tới mong cầu sự siêu thoát cho người đã khuất, cứu họ khỏi những khổ đau từ địa ngục khi gánh chịu những khổ đau do tội lỗi đã gây ra.

Theo quan niệm Phật giáo

Theo Phật giáo, lễ cúng 49 và 100 ngày như một lời nhắc nhở cho linh hồn người đã khuất sau khi trải qua Lễ Trung Ấm nhớ về những điều kiện, hướng tới việc siêu thoát. Quan niệm này cũng cho rằng, linh hồn sau khi phán xét chưa thể đi xa để nhập vào luân hồi, do đó lễ cúng 49 và 100 ngày như một lời đưa tiễn, giúp linh hồn đi nhập vào luân hồi, hướng tới những điều tốt đẹp hơn.

Cúng 49 ngày và 100 ngày cần sắm sửa những gì?

mâm cúng chay

Mâm cúng thậm chí chỉ cần các món ăn thường ngày cũng có thể cúng 49 ngày

Nhiều người thường có thói quen chuẩn bị những mâm cúng sang trọng, nhiều món ăn cầu kỳ, tuy nhiên với mâm cúng ngày 49 lại không cần thiết như vậy. Do là mâm cúng dựa theo phong tục 2 bữa cơm quen thuộc khi còn sống, do đó bạn chỉ cần những món ăn quen thuộc, thường ngày, có gì cúng vậy là được.

Điều quan trọng của mâm cúng ngày 49 và 100 chính là nên có đủ các thành viên quây quần với nhau, để người mất được hưởng trọn vẹn cảm giác bữa cơm gia đình đầm ấm. Bên cạnh đó, việc sát sinh cũng tuyệt đối nên tránh, nên sử dụng đồ cúng chay để hạn chế sát nghiệp cho linh hồn người mất.

Văn Khấn Cúng

Văn khấn vốn là lời tỏ bày từ tâm người sống gửi tới người đã khuất, cũng như lời gửi những mong cầu, an ủi cho người mất sớm siêu thoát. Do đó, bạn có thể khấn mà không cần một quy tắc nào. Tuy vậy, nếu bạn không biết khấn như thế nào, hãy tham khảo phần văn khấn mẫu sau:

Nam mô A di đà phật

Nam mô A di đà phật

Nam mô A di đà phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Hôm nay là ngày………..tháng………..năm…………. (âm lịch), tức là ngày………….tháng………..năm…….. (dương lịch). Tại địa chỉ:………….. Đàn ông trưởng là: …………… Vâng theo lệnh của thân mẫu (nếu là Mẹ)/Vâng theo lệnh của thân phụ (nếu là Cha), các chú bác, anh rể cùng chị gái, em trai em gái và các dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Hôm nay nhân ngày lễ Chung Thất theo nghi lễ cựu truyền, kính cẩn sắm lễ cúng 49 ngày dâng lên, bao gồm : … (Mọi người đọc tên các lễ vật đã sắm). Kính dâng lễ mọn với tấm lòng thành.

Trước linh vị hiển chân linh. Xin kính cẩn trình đọc văn khấn lễ cúng 49 ngày thưa rằng: Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế (nếu là người Cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế (nếu là người Mẹ).

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng biết là bao. Mất lâu nay thở than trầm mơ mòng. Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ. Sống thời lai lai láng láng hớn hở chừng nào. Thác thời kể tháng kể ngày buồn tênh mọi lẽ. Tính tới nay Chung Thất tới tuần. Lễ bạc nhưng tâm thành gọi là có nén nhang.

Xin mời hiển

Xin mời hiển

Xin mời hiển

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về tâm hưởng. Kính cáo: Liệt vị Tôn Thần: Táo Quân, Thổ Công, Tiên sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù trợ và toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô A di Đà phật

Nam mô A di Đà phật

Nam mô A di Đà phật

văn khấn đốt vàng mã

Những điều cần biết lúc người thân nhắm mắt xuôi tay

mâm chay

Mâm cúng nên ưu tiên đồ chay để tránh sát nghiệp cho linh hồn người mất

Khi người thân đã mất, việc đau buồn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc cố gắng để tổ chức lễ cúng 49 và 100 ngày là điều rất phải làm để linh hồn người thân được siêu thoát. 

Khi cúng ngày 49 và 100, máy tụng kinh được bật cả ngày, người trong gia đình cùng quây quần bên nhau làm lễ cúng cho người mất. Thức cúng không cần cầu kỳ, nên là món chay và các đồ ăn quen thuộc với của gia đình.

Những việc gia quyến nên làm trong vòng 49 ngày

Nên tổ chức lễ tang đơn giản, tang lễ càng rườm rà càng hao tốn tiền của, sức lực một cách vô ích. Người mất không những không được lợi ích mà có khi còn phải gánh chịu thêm nghiệp quả xấu do thân nhân gia đình không biết nên tạo thêm nghiệp tội. Gia đình nên tiết kiệm phước, không được có bất cứ hành vi phung phí tiền bạc, thực phẩm… Phải vì người chết mà tích phước, làm việc công đức như: cúng dường Tam bảo, phóng sinh, ấn tống kinh sách, bố thí, làm từ thiện… Đem những công đức này hồi hướng cho người mới mất thì họ sẽ được lợi ích thù thắng, không gì sánh bằng.

Từ lúc người chết ra đi cho đến 49 ngày, gia đình thân quyến nên tránh sát sinh làm tiệc, làm cơm đãi đằng cúng tế, vì làm vậy người mất sẽ thêm tội, khó được siêu thoát.

Gia đình nên duy trì niệm Phật, tụng kinh, có thể để một chiếc đài nhỏ trên bàn vong và khai thị, nhắc nhở hương linh mỗi ngày. Làm như vậy nhất định sẽ giúp người thân của mình được giải thoát.

Nếu có thể thỉnh mời chư Tăng về nhà tụng kinh vào các ngày chung thất cũng rất tốt. Thân quyến nên chọn mời những bậc tu hành có đạo hạnh chân chính.

Nếu gia đình khó khăn về tài chính nên tùy sức, tùy duyên mà làm, có bao nhiêu làm bấy nhiêu, quan trọng là tâm chân thành, không nhất thiết mời thầy cúng, tự bản thân mình có thể tụng kinh niệm Phật và ăn chay. Quan trọng là thật tâm mong muốn làm những điều tốt nhất cho người đã khuất.

Chỉ nên cúng cơm chay thanh tịnh. Nếu không có điều kiện làm cỗ chay thì chỉ cần cơm canh đơn giản.

Lễ cúng 49 ngày nên làm sao cho đúng

Tùy theo yêu cầu của sư thầy làm lễ và đặc điểm của từng địa phương, lễ cúng 49 ngày sẽ bao gồm những vật cúng khác nhau. Có một số nơi thì người thân hay cúng những loại thức ăn mà lúc sinh thời người khuất thích ăn, cũng có nơi lại cho rằng làm như vậy sẽ khiến vong linh người đã khuất vương vấn trần gian mà không thể ra đi thanh thản.

Dù quan niệm như thế nào đi nữa thì rất nhiều sư thầy đều cho rằng khi cúng 49 ngày nên cúng cho người khuất đồ chay, vì cúng mặn sẽ vướng sát sinh, tăng thêm nghiệp cho người đã khuất. Trong thời gian phân định nghiệp nên ăn chay niệm Phật cho người đã khuất được thanh thản.

Những câu hỏi thường gặp liên quan về lễ cúng 49 ngày

Lễ 49 ngày liên quan đến những linh hồn đã mất và là chuyện tâm linh. Vì thế mà sẽ có nhiều người chưa hiểu rõ về nghi lễ này và sau đây Toàn Thắng sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp như sau:

Tính ngày cúng 49 ngày chuẩn như thế nào?

Theo quan niệm từ xa xưa đến nay thì 49 ngày sẽ được tính kể từ ngày người đó mất. Có nghĩa là ngày thứ 49 sẽ làm lễ cúng và để tiễn biệt linh hồn. Gia chủ cần phải tính đúng ngày vì nếu sai lệch thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến vấn đề tâm linh

Lễ 49 ngày thì có được cúng đồ mặn hay không?

Về vấn đề cúng đồ chay hay đồ mặn thì sẽ tùy thuộc vào mỗi gia đình, mỗi vùng miền. Thông thường, với những gia đình theo Phật giáo thì sẽ cúng chay hoàn toàn. Thậm chí, trên mâm cúng sẽ kiêng kỵ đồ mặn vì đây là quy định của Phật giáo. Còn với những gia đình không theo Phật thì vẫn có thể cúng đồ mặn như thịt heo, thịt gà,…

Sau lễ 49 ngày thì có cần thiết phải cúng cơm nữa hay không?

Như nội dung đã chia sẻ trên, sau ngày thứ 49 thì linh hồn của người mất đã sang một thế giới. Do đó, trong gia đình sẽ không cần phải cúng cơm hằng ngày mà chỉ cúng vào những ngày giỗ kỵ.

Trên đây là những điều bạn cần biết về ý nghĩa 49 ngày và 100 ngày trong tục lệ thờ cúng của người xưa. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ phân phối sỉ lẻ các sản phẩm vàng mã, mâm cúng tâm linh phục vụ cho thờ cúng, hãy đến ngay với vàng mã sài gòn 

icon icon icon