Bộ Mũ - Quần áo Quan Thần Linh (hàng đẹp)
Ý nghĩa ngày lễ Ông Công Ông Táo
Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa ông Táo về chầu trời để báo cáo mọi việc trong năm đã qua của gia đình. Mọi người rất coi trọng ngày lễ này, người dân luôn mong muốn có được những điều may mắn trong năm mới từ ông Táo,vì vậy họ gần như dành ra cả 1 ngày để chuẩn bị và thực hiện. Việc hiểu được ý nghĩa của ngày lễ này rất quan trọng đối với các bạn trẻ khi chuẩn bị lập gia đình hay chuẩn bị gánh vác các công việc trong gia đình, ngoài ra còn giúp bạn tránh được những hiểu biết sai lầm trước đó về ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam. Phong tục này đã được người Việt Nam truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một nét bản sắc văn hóa độc đáo của nước ta. Không khí Tết nhộn nhịp bắt đầu kể từ ngày “tiễn” Táo quân về chầu trời.
Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ
Các lễ vật không thể thiếu để có một mâm cỗ cúng đầy đủ
Để có một mâm cỗ cúng hoàn chỉnh thì không thể không có những lễ vật để dâng tặng các Táo. Điều này không chỉ khiến mâm cỗ thêm đầy đủ mà nó là một cách để bày tỏ lòng thành, sự kính trọng của bản thân với ông Công, bà Táo.
Đầu tiên, Lễ vật cúng Táo công truyền thống gồm có: hai mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc có có cánh chuồn và một mũ không cánh chuồn dành cho Táo bà kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Đặc biệt trên mỗi chiếc mũ đều được gắn thêm các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ nhằm tôn vẻ oai vệ cho các Táo. Ngoài ra, màu sắc của trang phục thay đổi theo các năm tuỳ thuộc vào năm Ngũ hành.
Mũ ông Công ba cỗ là lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ cúng
Cụ thể, các năm hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ dùng các màu lần lượt là vàng, trắng, xanh, đỏ, đen. Những đồ mũ, áo, hia… bằng giấy này sẽ được đốt đi sau lễ cúng Táo quân cùng với bài vị cũ, sau đó, bài vị mới được lập.
Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời.
Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Hình ảnh cá chép luôn gắn liền với ngày lễ ông Công ông Táo