Vàng Mã Cúng 49 Ngày Và Những Điều Cần Lưu Ý

18/03/2023
Vy Vy

Vàng Mã Cúng 49 Ngày Và Những Điều Cần Lưu Ý

Cúng 49 ngày là một thủ tục hậu tang lễ cực kỳ quan trọng và không được thiếu sót, bởi lễ cúng 49 ngày có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến gia đình mà còn tác động đến quá trình thọ nghiệp báo và luân hồi của người đã khuất ở thế giới bên kia. Do đó, việc cúng 49 ngày cần được tiến hành một cách chỉn chu và trang nghiêm, từ khâu chuẩn bị cho đến khi tiến hành, kể cả việc chuẩn bị vàng mã cúng.

Bài viết dưới đây cung cấp đến quý độc giả thông tin về vàng mã cúng 49 ngày và những điều cần biết giúp quý độc giả có nhu cầu cân nhắc chuẩn bị.

1. Cúng 49 ngày là gì?

Vàng Mã Cúng 49 Ngày Và Những Điều Cần Lưu Ý

Cúng 49 ngày là lễ cúng cho người đã khuất được diễn ra vào hạ tuần thứ 7 tính từ ngày người mất. Cụ thể, tính từ ngày mất, cứ cuối mỗi tuần gia đình cúng cho người đã mất một mâm cơm, gọi là Sơ thất, cuối tuần thứ 2 tính từ ngày mất thì cúng Nhị thất, tương tự tuần thứ 3 cúng Tam thất… cứ thế cho đến tuần thứ 7 thì cúng Chung thất, hay còn gọi là cúng 49 ngày.

Ngày nay, cuối mỗi tuần gia đình thường không cúng Sơ thất, Nhị thất, mà gộp thành cúng cơm hằng ngày cho đến ngày thứ 49 thì cúng 49 ngày.

Việc cúng 49 ngày xuất phát từ quan niệm, tín ngưỡng cho rằng, cứ hết mỗi tuần thì người đã khuất đi hết 1 cửa ngục ở Địa ngục, cú thế hết tuần thứ 7 thì qua 7 ngục, nên cúng 49 ngày cầu siêu cho người đã khuất được vãng sanh hoặc đầu thai làm người. Lại có quan niệm cho rằng, 49 ngày là thời điểm người đã khuất còn ở thể thân trung ấm, vẫn chưa hoàn toàn ý thức được mình đã chết, chưa thụ hưởng được các đồ cúng trái, do đó trong 49 ngày gia đình phải thường xuyên tạo nghiệp tốt lành, hồi hướng công đức cho người đã khuất để họ được cứu vớt, đến hết 49 ngày sẽ chuyển thế, đi thọ nghiệp báo sẽ được ân giảm hình phạt. Việc cúng 49 ngày lúc này sẽ là lễ cúng cầu cho người đã khuất được vãng sanh siêu độ, nhanh chóng chuyển sinh.

Lễ cúng 49 ngày thường được tổ chức rất trọng thể, tiếp theo là đến lễ Tốt khốc (100 ngày) bởi tính chất quan trọng của nó. Trong ngày này, gia đình ngoài việc chuẩn bị mâm lễ trọng thể, chu toàn sẽ còn mời cả thầy về đọc kinh siêu độ. Mọi người trong gia tộc sẽ tụ họp về đọc kinh đồng lòng cầu siêu cho người mất.

Nếu người đã mất chẳng may mất ngoài đường (do tai nạn…) thì gia đình tổ chức cúng 49 ngày ở nơi người đã mất gặp nạn qua đời.

2. Đồ lễ cúng 49 ngày và vàng mã

Vàng Mã Cúng 49 Ngày Và Những Điều Cần Lưu Ý

Combo Cúng 49 Ngày

Các đồ lễ cúng 49 ngày thường gồm các món sau:

– Mâm ngũ quả

– Hoa tươi

– Nhang đèn

– Đồ lễ cúng, thường là đồ chay bởi trong thời gian này vẫn phải thường xuyên tạo phước, tránh tích nghiệp. Gia đình do đó thường cúng đồ chay để tránh phạm nghiệp sát sinh, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển sinh của người đã khuất. Các món cúng thường có món xào, món canh, bánh trái, chè xôi trà rượu tươm tất đầy đủ.

– Vàng mã.

Nếu nhà có nhiều ban thờ thì các ban thờ khác cũng phải đầy đủ đồ cúng, tuy không nhiều như cúng người đã khuất, song cũng cần có đĩa trái cây, hoa tươi, nhang đèn. Khi đó ban cúng người đã khuất nên được bày ở một khoảng riêng, hoặc đem di ảnh người đã khuất xê dịch lên phía trước một ít.

3. Vàng mã cúng 49 ngày

Vàng Mã Cúng 49 Ngày Và Những Điều Cần Lưu Ý

Mẫu Biệt thự vàng mã làm theo yêu cầu

Vàng mã là một phần không thể thiếu của bất kỳ lễ cúng tâm linh nào, đặc biệt là các lễ cúng liên quan đến người thân đã khuất. Đốt vàng mã là một hình thức sưởi ấm vong linh, cũng là một cách để tạo phước cho người đã khuất, giúp họ nhận được công đức và lộ phí khi qua thế giới bên kia – người Việt ta vẫn quan niệm “trần sao âm vậy” – người đã khuất có tiền bạc để trao đổi, mua bán hay thậm chí là đi đường.

Lễ cúng 49 ngày là một nghi thức quan trọng, do đó không thể thiếu các loại vàng mã. Vàng mã cúng 49 ngày thường bao gồm:

– Đồ trang phục như quần áo, mũ mão, giày dép (áo bà, áo ông).

– Vải vóc để may áo quần cho người đã khuất ở thế giới bên kia.

– Xấp tiền mã gồm: lễ tiền, tiền Tào quan, tiền Phật quan, tiền Địa quan, lá vàng lá bạc (giấy quét màu vàng/bạc ở giữa và một lớp nhũ hình vuông chính giữa), ngoài ra còn có các giấy tiền lộ phí như tiền vãng sinh.

– Quần áo chúng sinh: quần áo cỡ nhỏ.

– Xấp tiền âm phủ truyền thống.

Vàng Mã Cúng 49 Ngày Và Những Điều Cần Lưu Ý

Combo cúng 49 ngày cao cấp

4. Những lưu ý khi cúng 49 ngày và khi đốt vàng mã

Vàng Mã Cúng 49 Ngày Và Những Điều Cần Lưu Ý

– Trước và trong khi cúng 49 ngày, nhang trên bàn thờ phải được đốt  liên tục, đèn cũng hạn chế tắt. Đặc biệt khi cúng 49 ngày nhang đèn phải tươm tất để người đã khuất nhận thấy và về ngự hưởng, bởi trong giai đoạn này thần thức của người đã khuất vẫn còn lơ mơ, chưa nhận thức rõ, do đó việc thờ cúng và tổ chức lễ 49 ngày phải thật chính xác để mời người đã khuất về.

– Khi dâng mâm cúng phải chuẩn bị chỉn chu, đặc biệt không nên dùng món mặn để cúng.

– Khi hóa vàng và khi đốt nhang cũng phải thật cẩn thận phòng tránh hỏa hoạn. Đặc biệt, khi hóa vàng ngoài trời cần chuẩn bị dụng cụ xô, chậu chuyên dùng để hóa vàng để đốt, tránh vương vãi tàn tro xung quanh gây nguy cơ hỏa hoạn. Ở các chung cư do vấn đề phòng chống cháy nổ, gia đình nên đến khu vực hóa vàng riêng biệt (theo hướng dẫn của ban quản lý chung cư, ban quản lý tòa nhà) để hóa vàng đúng cách và an toàn.

– Khi hóa vàng nên hạn chế gây xáo trộn, việc đụng chạm đũa than để cời cũng phải thật cẩn thận, tránh chọc hoặc cời vào đồ gây rách đồ lúc đang cháy, người thân đã khuất sẽ không thụ hưởng được. Đặc biệt khi hóa vàng phải hóa cho hết, không được để còn cháy dở, như vậy đồ sẽ xem là bị rách.

5. Ý nghĩa của tục đốt vàng mã vào ngày cúng thất (49 ngày)

Việc cúng 49 ngày thể hiện văn hóa tín ngưỡng tâm linh của người Việt về thờ cúng ông bà tổ tiên, người đã khuất trong gia đình. Đó còn là biểu hiện của truyền thống hiếu đạo, tôn trọng và luôn nhớ đến công lao sinh thành, dưỡng dục như trời bể của tổ tiên, gia đình và người đã khuất. Chính vì vậy, không chỉ là một tín ngưỡng, việc cúng 49 ngày còn là một nét đẹp văn hóa vốn có của người Việt Nam trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thể hiện qua hình thức lễ nghi, cúng bái vào các giai đoạn đặc biệt.

Thời gian 49 ngày sau ngày mất là không lâu, do đó gia đình còn có những cảm xúc vương vấn, đau xót với người đã khuất. Việc tổ chức cúng 49 ngày do đó còn là một phương thức để bày tỏ cảm xúc, tình cảm của gia đình đối với người đã khuất.

Tục đốt vàng mã sinh ra là để phục vụ cho nhu cầu tâm linh, với quan niệm “trần sao âm vậy”, “sống sao thác vậy”, người còn sống tiến hành đốt vàng mã cho người đã khuất nhằm giúp người đã khuất được cảm thấy an ủi, tạo thêm phước báo giúp người đã khuất nhanh chóng vãng sanh hơn.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Vàng Mã Cúng tổng hợp và xây dựng về vàng mã cúng 49 ngày và những điều cần biết giúp quý độc giả hiểu hơn về nghi lễ này và vai trò của vàng mã trong đời sống tâm linh người Việt.

Viết bình luận của bạn
icon icon icon