Tính ngày, Cách Cúng, Lễ vật cúng 100 ngày cho người mất

25/10/2021
Nguyễn Xuân Nghĩa

Phong tục thờ cúng được xem là một nét đẹp văn hóa tâm linh được người Việt tín ngưỡng. Đối với lễ cúng 100 ngày người mất vô cùng quan trọng, bởi lễ cúng này không chỉ thể hiện lòng kính trọng, tưởng nhớ người đã mất. Mà nó còn giúp linh hồn người mất sớm siêu thoát. Vậy cách cúng 100 ngày người mất ra sao? Mâm lễ vật cần chuẩn bị những gì? Để tìm câu trả lời mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Tính 100 ngày người mất như thế nào?

Cách cúng 100 ngày cho người mất: Thời gian, Lễ vật-1

Theo quan niệm tâm linh người Việt thì lễ cúng 100 ngày người mất rất quan trọng và ý nghĩa. Tùy theo vùng miền mà cách cúng 100 ngày người đã khuất có sự khác nhau. Tuy nhiên vẫn thể hiện lòng kính trọng và thương nhớ người đã khuất, đồng thời giúp linh hồn sớm siêu thoát, về với cát bụi.

Thường lễ cúng 100 ngày được tính kể từ ngày người thân trong gia đình qua đời. Dù tháng thiếu hay đủ thì lễ cúng này được diễn ra đúng 100 ngày. Phần lớn mọi người thực hiện lễ cúng này rất trọng thể, ngày để con cháu trong gia đình sum vầy bên nhau.

Nhiều người vẫn bảo “chết là hết”. Thế nhưng trong tâm linh thì người chết luôn tồn tại trong tâm trí của người còn sống. Và lễ cúng 100 ngày là 1 trong những lễ cúng nhằm thể hiện lòng kính trọng và thương nhớ người đã mất. Không chỉ thế lễ cúng còn giúp linh hồn người mất sớm siêu thoát, về với tổ tiên.

Khi tròn đúng 100 ngày người thân qua đời, con cháu sẽ tổ chức lễ cúng với mâm lễ vật tươm tất trên bàn thờ. Điều này thể hiện lòng thương nhớ, tưởng niệm linh hồn người đã khuất. Thông thường lễ cúng này tổ chức khá giống với lễ cúng 49 ngày. Tuy nhiên lễ vật có thể đơn giản hơn, chủ yếu là mâm cơm dâng kính lên người đã mất nhằm giúp linh hồn tìm về nơi an nghĩ cuối cùng.

Cúng 100 ngày người mất có ý nghĩa gì?

Có thể nói, lễ cúng 100 ngày người mất khá quan trọng và ý nghĩa trong văn hóa tâm linh người Việt. Sau khi người chết qua đời, người thân thường tổ chức tang lễ cùng vài lễ cúng sau đó như cúng tuần (thất), cúng 49 ngày, cúng 100 ngày,..

Tất cả các lễ cúng này đều nhằm tưởng nhớ, thể hiện lòng kính trọng với người qua đời. Song đó lễ cúng diễn ra nhằm đem linh hồn người mất tìm nơi an nghĩ cuối cùng, sớm siêu thoát đầu thai thành người.

Người Việt hay chú trọng đến mâm cơm gia đình, nên ngày cúng 100 ngày đòi hòi con cháu về đông đủ và sum vầy bên nhau. Trước là thắp hương tưởng nhớ người đã mất, sau là các thành viên con cháu trong nhà sum vầy dùng bữa cơm gia đình.

Tùy theo vùng miền mà cách cúng 100 ngày người đã khuất có sự khác nhau từ mâm lễ vật cho đến cách cúng. Thông thường lễ cúng 100 ngày được tổ chức vào buổi sáng và trưng bày mâm lễ vật ngay tại bàn thờ người mất.

Cách cúng 100 ngày cho người mất: Thời gian, Lễ vật-2

Lễ vật cúng 100 ngày người mất cần những gì?

Tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà mâm lễ vật cúng 100 ngày người mất khác nhau. Tuy nhiên phần lớn mọi người chuẩn bị mâm cơm cúng 100 ngày khá đơn giản và mộc mạc. Mâm cơm với những món ăn mà người mất thích dùng khi còn sống.

Mâm cơm cúng 100 ngày người mất được trưng bày tươm tất trên bàn thờ. Được người lớn tuổi nhất trong gia đình thắp hương và thỉnh linh hồn người mất về chứng giám. Mong linh hồn người mất sớm siêu thoát, tìm nơi an nghĩ, phù hộ con cháu được bình an và gặp nhiều may mắn.

Mâm cơm, lễ vật cúng 100 ngày bao gồm:

  • 1 bát cơm úp
  • 1 quả trứng luộc hoặc gà luộc, thịt luộc,… đi kèm là những món ăn ưa thích mà người mất thích ăn nhất khi còn sống
  • 1 chén Rượu.
  • 1 chén Nước
  • Hương trầm, hoa quả.

Lưu ý: Lễ vật cúng 100 ngày đều phải tươi và tinh khiết, mặc dù không đòi hỏi cầu kỳ nhưng cần chuẩn bị chu đáo và tươm tất.

Sau khi chuẩn bị mâm lễ vật cúng xong, đại diện người lớn trong gia đình dựng đôi đũa vào giữa bát cơm. Rót rượu rót chè mời linh hồn người mất về dùng cơm cùng gia đình. Sau đó khấn vái và chờ tan nhang rồi hóa sớ, đốt tiền vàng mã (nếu có).

Văn khấn cúng 100 ngày người mất

Cách cúng 100 ngày cho người mất: Thời gian, Lễ vật-3

Khi thực hiện lễ cúng 100 ngày người mất, gia đình cần chuẩn bị bài văn khấn kỹ càng. Điều này giúp linh hồn người mất sớm siêu thoát và đầu thai. Không những thế còn mong linh hồn người đã khuất phù hộ cho con cháu làm ăn ngày càng suôn sẻ. Sức khỏe dồi dồi, công việc làm ăn hanh thông, tiền vào như nước.

Dưới đây là bài văn khấn cúng 100 ngày người đã khuất, mời bạn xem qua:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.

Tại (địa chỉ):……………………………………………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần;

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời: Hiển………………………………………………

Hiển……………………………………………………………..

Hiển………………………………………………………………

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Có nên mời thầy về cúng 100 ngày

Phần lớn nhiều gia đình mời sư thầy về nhà tụng kinh vào ngày cúng 100 ngày người mất. Việc làm này hi vọng linh hồn của người đã khuất sớm siêu thoát và đầu thai vào kiếp sau tốt lành hơn.

Song đó một số địa phương không coi trọng việc này, họ tự chuẩn bị mâm cơm, lễ vật cúng 100 ngày người mất. Gia đình tự khấn bái, tưởng nhớ người mất mà không cần sư thầy, quan trọng người cúng phải thật thành tâm và tưởng nhớ người quá cố.

Cách cúng 100 ngày cho người mất: Thời gian, Lễ vật-4

Sau 100 ngày linh hồn người chết về đâu?

Theo các hiền tu, sư thầy thì linh hồn người mất sau 100 ngày sẽ về gặp ông bà tổ tiên. Giống như lá rụng về cội, nước chảy về nguồn. Với những linh hồn mê lầm, còn vương vấn điều gì ở cõi dương thường tha phương cầu thực không nơi nương tựa. Chết chưa phải là hết, bởi linh hồn của người quá cố luôn tồn tại trong tâm trí của người còn sống.

Việc tổ chức lễ cúng này không chỉ thể hiện lòng thành, tưởng nhớ về người đã khuất. Mà nó còn đem lại sự bình an, may mắn cho người sống, phù hộ con cháu luôn bình an và dồi dào sức khỏe. Người sống luôn được hạnh phúc tại tâm.

Bên trên là những thông tin về cách cúng 100 ngày người mất. Đây là lễ cúng rất quan trọng và ý nghĩa sau khi người thân trong gia đình qua đời. Lễ cúng không chỉ thể hiện lòng kính trọng, thương nhớ người quá cố. Mà còn giúp linh hồn người qua đời sớm siêu thoát, đoàn tụ với ông bà tổ tiên. Đem lại bình an, may mắn cho người con cháu về sau.

Viết bình luận của bạn
icon icon icon