Những điều cần biết khi cúng rằm tháng 7 để mọi chuyên suôn theo ý muốn

25/10/2021
Nguyễn Xuân Nghĩa

Cúng rằm tháng 7 là gì?

Rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày Tết Trung Nguyên, cũng là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của các nước Á Đông. Theo phong tục của tín ngưỡng dân gian, tháng 7 Âm lịch cũng là thời điểm Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan (cửa địa ngục) để ma quỷ được trở về dương thế. Đó cũng là lí do tháng 7 âm lịch hàng năm được dân gian gọi là tháng cô hồn.

Những điều cần biết khi cúng rằm tháng 7 để mọi chuyên suôn theo ý muốn

Ngoài ra, tháng 7 còn có ngày lễ Vu Lan, ngày con cái báo hiếu với cha mẹ. Ngày này đã đi vào văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam như một ngày lễ cổ truyền. Bởi vậy, theo phong tục, ngày Rằm tháng 7, các gia đình Việt thường làm mâm cơm cúng, mời các cụ về với con cháu, sau cũng là dịp để gia đình sum vầy.

Cúng Rằm Tháng 7 Vào Ngày Nào Tốt?

Cúng rằm tháng 7 được xem là phong tục tập quán có từ lâu đời, nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Do đó, các gia đình đều chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm.

Theo quan niệm, cúng rằm tháng 7 hay còn gọi cúng cô hồn, mọi người có thể cúng từ 12h đêm ngày 10/7 ngày 15/7 âm lịch.

Cúng Rằm Tháng 7 Buổi Sáng, Trưa Hay Tối Tốt Nhất?

Theo người xưa truyền lại, những vong hồn sống trong địa ngục tăm tối nên khi gặp ánh sáng sẽ rất yếu. Nếu cúng cô hồn, cúng rằm tháng 7 vào ban ngày thì vong hồn sẽ không thích ứng được. Do đó, khi bạn cúng cô hồn, cúng chúng sinh thì nên cúng vào chiều tối. Với mâm cúng tổ tiên và thần linh thì bạn có thể cúng vào ban ngày, vào buổi trưa thì tốt hơn.

Những điều cần biết khi cúng rằm tháng 7 để mọi chuyên suôn theo ý muốn

Cúng Rằm Tháng 7 Vào Giờ Nào?

Như phân tích ở trên thì mâm cúng cô hồn nên diễn ra vào lúc 17h – 20h tối. Còn với lễ cúng thần linh và tổ tiên thì nên cúng vào lúc 10h – 12h trưa để tổ tiên, thần linh nhận lễ cúng tốt hơn. Sau đó là để cho con cháu hưởng được phước đức và tài lộc.

Cách chuẩn bị lễ vật mâm cỗ cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất.

Mâm cúng Phật

Với các Phật tử, Rằm tháng Bảy là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.

Lễ cúng Phật cần được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ. Nếu dùng hoa tươi nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa hồng, hoa cúc… Đồ cúng thường là cỗ chay hoặc ngũ quả, nước lọc. 

Gia chủ có thể làm mâm cỗ chay gồm: Giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm hoặc rau củ quả, đậu hũ...


Mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy theo tư vấn của nghệ nhân
Mâm cỗ chay cúng Phật. Ảnh: Tô Hưng Giang

Mâm cúng thần linh và gia tiên

Nếu cúng Phật là cỗ chay, mâm cúng gia tiên thường là cỗ mặn. Đối với mâm lễ cúng tổ tiên chúng ta thường sắp xếp "trên chay dưới mặn" tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mâm mặn. Các món ăn nấu tùy theo điều kiện gia đình hoặc là các món mà ngày xưa ông bà tổ tiên thích ăn.

Mâm cúng cơ bản cho ngày Rằm tháng Bảy thường có gà luộc, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả...

Các gia đình có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình mình.

Lưu ý: Bạn nên cúng Phật và cúng gia tiên vào buổi sáng. 


Mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy theo tư vấn của nghệ nhân
Mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Bảy. Ảnh: Vũ Thanh Hoan 

Mâm cúng chúng sinh

Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. 

Trên mâm cúng chúng sinh, lễ vật gồm có:

Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hoa quả (5 loại 5 màu), 12 cục đường thẻ.

Theo truyền thống xưa, các gia đình sẽ mua quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...).

Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo không nên sử dụng vàng mã, tránh lãng phí. Đồng thời Giáo hội cũng cấm đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự. Bởi vậy, các gia đình có thể cân nhắc hình thức này. 

Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo, tiền vàng (tiền thật và tiền vàng mã), khoai lang, ngô, sắn luộc, mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm). 

Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.....

Món cháo loãng không thể thiếu trong lễ cúng cô hồn. Bởi vì người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện. Kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.

Những điều cần biết khi cúng rằm tháng 7 để mọi chuyên suôn theo ý muốn

Lễ vật sau khi cúng cô hồn xong thì chúng ta có nên sử dụng lại không? 

Lễ vật nhà gia chủ sau khi đã cúng cho cô hồn thì không nên sử dụng lại. Theo quan niệm tâm linh thì lễ vật cúng cho vong linh chúng ta không nên ăn lại vì nó sẽ gây hại cho người trần gian. Thông thường thì lễ vật sau khi cúng cô hồn xong thì chúng ta sẽ bỏ đi hoặc cho trẻ con đến giật cô hồn.

Trẻ con được ví như cô hồn nhỏ cho nên việc cho trẻ con dật không ảnh hưởng gì nhiều. Chính vì lý do đó mà khi gia chủ đã cúng lễ vật cho mâm cúng cô hồn xong thì chúng ta không nên mang về nhà và sử dụng. Đặc biệt là lễ vật muối và gạo cúng cô hồn thì chúng ta không nên rãi trong nhà mà nên mang ra ngoài.

Bên cạnh các lễ vật thông thường thì nhiều gia đình còn cúng cả tiền thật để cho trẻ con đến giật. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà chúng ta sẽ chuẩn bị lễ vật cộng với tiền thật hoặc là lễ vật không cũng được. Còn nếu như gia chủ không có nhiều thời gian để chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng cô hồn thì chúng ta có thể sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng. 

Cúng cô hồn vào rằm Tháng 7 vì sao chúng ta nên cúng lễ vật chay? 

Khi chuẩn bị lễ vật trong mâm cúng cô hồn vào rằm tháng 7 thì người ta yêu cầu mình nên chuẩn bị lễ vật chay sẽ tốt hơn lễ vật mặn. Sử dụng lễ vật chay để cúng cho cô hồn để tránh tình trạng khơi gợi lòng sân si của các cô hồn. Đây là điều kiện vô cùng cần thiết và quan trọng để khi chúng ta thực hiện nghi lễ cúng cô hồn không bị ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống gia đình. 

Đặc biệt khi cô hồn nhận được lễ vật chay từ phía gia chủ sẽ cảm thấy ăn năn và khi quay về sẽ tu tập để trở thành những linh hồn tốt. Mục đích cuối cùng của việc chúng ta cúng cô hồn rằm tháng 7 đó chính là hi vọng những cô hồn xấu có thể trở thành những cô hồn tốt. 

Đồng thời khi họ nhận được lễ vật do gia chủ cúng kiến có thể thành kính  tu tập. Để cho tất cả những cô hồn hoặc những vong linh xấu có một cơ hội để cải thiện mình trở thành những vong linh tốt hơn. Và họ sẽ có điều kiện để đầu thai trở thành một kiếp người khác hoặc là tu tập để giải thoát theo ý nghĩa của đạo Phật. 

Những điểm mà chúng ta cần lưu ý khi chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 

Để đảm bảo cho mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 được chuẩn bị chỉnh chuông nhất thì chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau đây. Để giúp cho gia chủ khi thực hiện nghi lễ cúng rằm tháng 7 không gặp bất kỳ khó khăn nào. 

  • Các lễ vật trong mâm cúng rằm tháng 7 không cần phải đầy đủ tuy nhiên có một số thứ thì chúng ta không thể không chuẩn bị. Các lễ vật cần phải có trong mâm lễ cúng cô hồn rằm tháng 7 bao gồm có hương, nến, muối gạo, quần áo chúng sinh, vàng mã…
  • Tùy theo điều kiện của gia chủ mà chúng ta có thể chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 sao cho phù hợp nhất. Tốt nhất là chúng ta nên chuẩn bị lễ vật chay để tránh khơi gợi lòng sân si của cô hồn. 
  • Gia chủ cần lưu ý là khi chúng ta cúng cô hồn vào Rằm tháng 7 thì nên thực hiện từ ngày 2 tháng 7 âm lịch cho đến ngày 15 tháng 7 âm lịch. Nhưng thông thường thì người ta sẽ kết thúc cúng cô hồn vào Rằm tháng 7 ngày 14 tháng 7 âm lịch. Khoảng thời gian này thì cửa Quỷ Môn Quan sẽ mở cho cô hồn lên dương gian để nhận lễ từ phía gia chủ. Và cửa Quỷ Môn Quan sẽ chính thức đóng vào lúc 12 giờ trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch. 
  • Khoảng thời gian thích hợp nhất để chúng ta có thể cúng cô hồn rằm tháng 7 đó là từ 5 giờ chiều trở đi. Đây là khoảng thời gian mà mặt trời yếu ớt và nó không có đủ sức để có thể thiêu đốt những vong linh từ cõi âm đi lên. Do đó khi gia chủ chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng rằm tháng bảy thì chúng ta không nên cúng vào ban ngày và đặc biệt là giữa trưa. 
  • Không gian lựa chọn để cúng cô hồn vào Rằm tháng bảy là ngoài ngôi nhà của bạn hoặc ở những nơi công cộng ít người qua lại. Đừng tổ chức cúng cô hồn rằm tháng 7 trong nhà vì điều này sẽ là hành động rước vong vào nhà. 
  • Khi cúng cô hồn Rằm tháng bảy thì chúng ta có thể sử dụng một bài văn khấn để đọc trong lúc thực hiện nghi lễ cúng kiến. Và một trong những điểm mà chúng ta cần lưu ý đó là cần phải tiễn vong đi để tránh tình trạng vong linh quyến luyến gia chủ. Đây là một trong những điều không nên khi chúng ta tổ chức lễ cúng cô hồn vào Rằm tháng 7. 
  • Bên cạnh nghi lễ cúng cô hồn vào Rằm tháng bảy thì chúng ta cũng nên kiêng cữ một số việc không nên làm vào tháng 7. Có như vậy thì tất cả các thành viên trong gia đình mới gặp được nhiều điều may mắn và tránh những vận xui xẻo trong tháng 7. 
Viết bình luận của bạn
icon icon icon