Ngày giỗ người chết có về không?

26/08/2022
Vy Vy

Điểm neoNgày giỗ người chết có về không?

Cúng giỗ là một nét đẹp tượng trưng cho đức tính “uống nước nhớ nguồn” - một truyền thống tốt đẹp bao đời nay của dân tộc ta. Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng văn minh và hiện đại đã khiến cho quan điểm của con người cũng cởi mở hơn. Nhiều người cho rằng không nên cúng giỗ vì người thân của chúng ta đã sớm đi đầu thai rồi, một số lại không đồng ý vì tin tưởng người thân của họ sẽ về thăm trong ngày giỗ. Vậy thực hư là như thế nào? Liệu ngày giỗ người chết có về không? Hãy cùng vàng mã sài gòn tìm kiếm câu trả lời qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

Điểm neoNgày giỗ là gì? Ý nghĩa của tập tục cúng giỗ

Trước khi trả lời cho câu hỏi “Ngày giỗ người chết có về không?” của đa số độc giả, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày giỗ để có cái nhìn tổng quan nhất về tập tục này.

Điểm neoNguồn gốc của ngày giỗ

Nhiều nhà sử học qua nghiên cứu và tìm hiểu đã công nhận rằng ngày giỗ có nguồn gốc từ đời vua Hùng. Khi đó, người ta thường tổ chức ngày lễ để ghi nhớ công ơn dựng nước, giữ nước của các vua Hùng, đồng thời cầu mong cho nước Việt mãi mãi phồn vinh, giàu đẹp.

Cúng giỗ là một tập tục truyền thống lâu đời của người Việt

Cho đến tận ngày nay, phong tục tổ chức cúng giỗ vần còn được giữ gìn như một bản sắc văn hóa dân tộc, là biểu tượng của truyền thống “uống nước nhớ nguồn” và đại diện cho nét đẹp tâm linh của người con đất Việt. 

Điểm neoÝ nghĩa của ngày giỗ

Cúng giỗ được tổ chức như một ngày kỉ niệm, tri ân người đã khuất. Vào dịp này, con cháu trong dòng họ, bạn bè và láng giềng sẽ cùng nhau về dự giỗ để bày tỏ tấm lòng thành, sự tưởng nhớ và thương xót đối với người đã khuất. Ngoài ra, cúng giỗ cũng là một cách để người còn sống làm trọn đạo hiếu với bề trên đã khuất của dòng tộc.

Tùy theo điều kiện tài chính mà mỗi gia đình có thể tổ chức giỗ nhỏ hay lớn

Tùy theo điều kiện tài chính mà mỗi gia đình có thể tổ chức giỗ nhỏ hay lớn. Giỗ nhỏ, giỗ tổ không quan trọng bằng tấm lòng luôn hướng về nguồn cội của người còn sống đối với người đã khuất.

Điểm neoCác loại ngày giỗ

Có nhiều ngày giỗ khác nhau, và mỗi năm người ta sẽ tổ chức giỗ một lần vào ngày người thân mình mất. Trong đó, giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường là ba khái niệm bạn cần quan tâm.

  • Ngày giỗ đầu (tiểu tường): là ngày giỗ được tổ chức sau đúng một năm kể từ ngày người đã mất qua đời. Vào ngày giỗ đầu, nỗi đau mất người thân vẫn còn chưa nguôi ngoai, vì thế giỗ đầu vẫn thuộc kỳ tang, được tổ chức với không khí trang nghiêm, u sầu. Trong ngày này, con cháu sẽ khóc thương để bày tỏ nỗi buồn đau, nhiều gia đình giàu có còn thuê cả đội kèn trống khóc thuê để buổi lễ thêm phần long trọng.
  • Ngày giỗ hết (đại tường): sau khi người đã khuất mất được 2 năm, tang gia sẽ tổ chức ngày giỗ hết và ngày này vẫn thuộc thời kỳ tang ma nên không khí vẫn chìm trong sự u sầu, trang nghiêm.
  • Ngày giỗ thường (cát kỵ): từ năm thứ 3 sau khi mất trở đi, con cháu sẽ tổ chức ngày giỗ thường. Trong ngày này, con cháu có thể mặc thường phục và không cần phải khóc lóc như những ngày giỗ khác. Nhìn chung, đây sẽ là dịp để người thân trong dòng tộc bày tỏ sự tri ân, thành kính và tưởng nhớ người đã khuất.

Điểm neoNgày giỗ người chết có về không?

Nhiều người cho rằng, ngày giỗ là dịp người thân đã khuất có thể về thăm lại họ và hưởng những mâm cúng được dâng lên. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản bác rằng, việc cúng giỗ hằng năm là khá phí phạm và không có ý nghĩa gì cả khi người thân của họ đã sớm đi đầu thai, dĩ nhiên là họ chẳng thể trở về trần gian như những lời đồn đại xưa nay.

Mâm cơm cúng ngày giỗ

Điểm neoVậy, thực hư là thế nào? Liệu ngày giỗ người chết có về không?

Trên thực thế, việc cúng giỗ tổ tiên, ông bà, cha mẹ và bà con thân quyến là một lễ nghi có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt, đồng thời nó cũng đại diện cho truyền thống lâu lời của dân tộc, đó là sự tri ân, báo hiếu và bày tỏ lòng thành kính với người đã khuất.

Tuy nhiên, bởi vì đa số mọi người chỉ tổ chức ngày giỗ theo cảm tính, phong tục mà không có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về thọ dụng của chúng sanh trong các cảnh giới, để rồi hoài nghi người đã khuất liệu có thọ dụng được không. Đó cũng là lý do dẫn đến tranh cãi và nhiều luồng ý kiến khác biệt như trên.

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ tìm đến tuệ giác của Đức Thế Tôn. Theo Ngài, chỉ có những loài sanh vào quỷ thần cùng cõi tương ứng mới có thể hưởng được vật mà người dương dâng cúng. Còn những người đã sớm tái sanh vào các cảnh giới đều bất tương xứng. Vậy, câu trả lời cho “Ngày giỗ người chết có về không?” hay “Người chết có thọ dụng được vật dâng lên hay không?” chính là không nếu họ đã được siêu thoát và đầu thai

Điểm neoNếu là như vậy, có phải chăng chúng ta nên loại bỏ ngày cúng giỗ?

Dù là như thế nào, thì ngày giỗ vẫn mang những ý nghĩa riêng của nó, vì thế mà phong tục tập quán này vẫn luôn được gìn giữ đến tận bây giờ. Tuy nhiên, mọi người cần thay đổi nhận thức rằng, việc chúng ta tổ chức giỗ chỉ là dịp để con cháu, bạn bè thân hữu tưởng nhớ và bày tỏ lòng tri ân, sự thành kính với người đã khuất, không câu nệ về hình thức cũng như quy mô. Vì thế, chỉ nên tổ chức cúng giỗ đơn giản để mọi người dùng sum họp lại ăn một bữa cơm thân tình.

Ngoài ra, dẫu không nhận được thức ăn, nhưng người đã mất vẫn có thể nhận được phúc báo nếu người thân của họ tích cực làm phước và hồi hướng cho họ. Vậy nên, gia quyến ngoài việc tổ chức mâm cỗ cúng giỗ, nên thực hiện cả những thiện pháp như bố thí, cúng dường, phóng sanh, làm điều tốt…

Đó là câu trả lời cho thắc mắc “Ngày giỗ người chết có về không” của đa số bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và đem lại cho bạn những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã đón đọc!

Viết bình luận của bạn
icon icon icon