Lưu ý cách tính ngày cúng 49 ngày đúng nhất

25/10/2021
Nguyễn Xuân Nghĩa

Cách tính 49 ngày cho người mất để tổ chức buổi lễ cúng tiễn đưa linh hồn của người khuất xuống suối vàng sao cho chính xác và chuẩn phong tục, truyền thống của người Việt Nam.

Việc hành lễ 49 ngày tính từ ngày mất hay ngày chôn là một câu hỏi khiến nhiều người đau đầu tìm lời giải. Bài viết sau đây, Giấy tiền vàng mã sẽ giúp mọi người tìm ra lời giải cũng như tìm hiểu kỹ hơn về ngày lễ 49 ngày sau khi mất. 

*Lưu ý cách tính ngày cúng 49 ngày

Cách tính 49 ngày cho người mất có nguồn gốc ra sao?

Lễ cúng 49 ngày (theo tiếng Hán – Việt là chung thất) là 1 tín ngưỡng lâu đời của nước ta. Đây được xem là buổi lễ cúng giỗ mở đầu sau khi người mất đã qua đời được 49 ngày.

Theo Wikipedia – bách khoa toàn thư lớn nhất tại Việt Nam: Phong tục trên được người Việt tính toán dựa theo thuyết nhà Phật ( âm hồn người đã mất khi qua đời phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi một lần phán xét kéo dài 7 ngày, rồi sau đó đi qua 1 điện lớn ở âm ti. Sau 7 tuần âm hồn sẽ được siêu thoát. 49 ngày chính là quãng thời gian đưa linh hồn người chết về với cửa Phật. Bên cạnh đó, đây cũng chính là lễ cúng quan trọng đối với người Việt nhằm bày tỏ lòng thánh kính, thương xót, cũng như tưởng nhớ đối với người đã khuất.

Lưu ý cách tính ngày cúng 49 ngày

Lễ 49 ngày được tính từ ngày chôn hay ngày mất?

Lễ cúng 49 ngày là một tín ngưỡng của người Việt, đây chính là buổi lễ cúng giỗ vô cùng quan trọng mà người còn sống dành cho người đã khuất. Lễ cúng diễn ra sau ngày người chết qua đời được 49 ngày. Như vậy theo quan niệm của ông bà xưa thì lễ 49 ngày sẽ bắt đầu tính từ ngày mất.

Tuần 49 ngày còn được gọi là cúng “chung thất”. Lễ 49 ngày được tính theo vía của đàn ông. Một vía là 7 ngày, bảy vía tính là 49 ngày. Những người theo đạo Phật thường nhờ thầy làm lễ 49 ngày tại chùa cùng với mong ước “quy” người mất về chùa, nương nhờ nơi cửa Phật.

Lễ 49 ngày sau khi mất dựa theo thuyết Phật giáo: Âm hồn sau khi đã qua đời sẽ phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi một lần kéo dài 7 ngày. Sau đó linh hồn phải đi qua một điện lớn ở âm ty, sau 7 tuần vong hồn mới có thể được siêu thoát.

Lưu ý cách tính ngày cúng 49 ngày

Ý nghĩa của lễ cúng 49 ngày cho người đã mất

49 ngày tính từ ngày mất hay ngày chôn, ý nghĩa là gì? Theo kinh Phật thì người chết sau 49 ngày, thì vong linh của người đã khuất, tùy nghiệp mà thọ sanh chiêu cảm quả báo. Nếu hiện lúc còn sống làm nhiều điều tốt đẹp thì về cảnh giới an lành. Ngược lại, làm nhiều điều sai trái thì thọ sẽ phải sanh vào cảnh khổ. Cũng vì lẽ đó, mà người theo đạo Phật thường hay cúng vào ngày chung thất.

Mục đích là nhờ sức mạnh của Phật Pháp mà hương linh thác sanh về nơi cảnh lành. Làm lễ 49 ngày có nghĩa là cầu mong vượt linh hồn của người mất vượt qua thế giới tối tăm, vãng sanh an lạc tại nơi suối vàng. 

Ý nghĩa của phong tục cúng 49 ngày cho người chết theo quan niệm không phải chết sẽ là hết. Tuy không còn trên cõi trần, nhưng vong hồn người ấy vẫn tồn tại và đi vào các cõi nghiệp nhân tương ứng mà khi còn sống người đó đã gieo tạo nên. Cúng 49 ngày không chỉ có ý nghĩa thể hiện tình cảm thương tiếc & tưởng nhớ đến người chết mà còn có ý nghĩa nhắc nhở những người quá cố hướng tâm về cái thiện để được tái sinh về nơi cực lạc. Lễ cúng 49 ngày là việc tạo công đức cho người đã khuất, đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với người đã khuất, sớm được về cảnh giới an lành và tốt đẹp. 

Lưu ý cách tính ngày cúng 49 ngày

Một số điều cần lưu ý trong lễ cúng 49 ngày

Bên cạnh biết 49 ngày tính từ ngày mất hay ngày chôn thì các bạn cũng cần lưu ý một số điều để vong hồn người mất nhanh siêu thoát. Trong 49 ngày, tang gia không nên sát sanh để làm lễ cúng tế. Làm vậy người mất sẽ không được siêu thoát mà còn thêm tội. Tốt nhất nên ăn chay, cầu nguyện để giúp người mất nhanh siêu thoát.

Sắm lễ cúng 49 ngày cũng kỵ việc sát sinh. Mâm cơm nước cúng hàng ngày, chỉ nên sử dụng đồ chay, hương, hoa, bánh trái để vong linh người mất được thanh tịnh.

Sau 49 ngày thì tang gia không cần cúng cơm nước hàng ngày. Vào các ngày 100 ngày hay giỗ thì cần làm mâm cơm cúng. “Lễ bạc nhưng lòng thành”, hãy cúng bằng cái tâm chứ đừng câu nệ bằng hình thức. Dịp giỗ là thời gian để tưởng nhớ, nên hãy thật thành tâm.

Trong thời gian 49 ngày, trên bàn thờ phải thắp nhang liên tục trong vòng 49 ngày. Không nên dùng Hương vòng vì theo quan niệm hương vòng luẩn quẩn sẽ làm cho hồn người đã khuất không được siêu thoát. 

Lễ 49 ngày rất quan trọng đối với người mất cũng như những người còn sống. Do đó chúng ta cần cúng lễ đúng theo lễ nghi. Qua bài viết chắc mọi người đã biết cách tính 49 ngày cho người mất cũng như ý nghĩa của lễ này. Hi vọng bài viết giúp mọi người có lễ cúng 49 ngày phù hợp và trang nghiêm. Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với giấy tiền vàng mã để được chúng tôi tư vấn miễn phí nhé!

Viết bình luận của bạn
icon icon icon