Đốt vàng mã phải có TÂM và những nguyên tắc bắt buộc khi đốt vàng mã

29/10/2021
Nguyễn Xuân Nghĩa

Đốt vàng mã và những nguyên tắc bắt buộc khi đốt vàng mã. Người Việt Nam từ xưa tới nay đã coi nghi thức đốt vàng mã như một việc không thể thiếu mỗi khi lễ tết, rằm, mùng 1, giỗ...

Đốt vàng mã phải có TÂM và những nguyên tắc bắt buộc khi đốt vàng mã

Đốt vàng mã và những nguyên tắc bắt buộc khi đốt vàng mã. Người Việt Nam từ xưa tới nay đã coi nghi thức đốt vàng mã như một việc không thể thiếu mỗi khi lễ tết, rằm, mùng 1, giỗ chạp,... Người Việt coi việc đốt vàng mã không chỉ là nghi thức mà còn là cách con cháu thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ, tổ tiên.

Đốt vàng mã và những nguyên tắc bắt buộc khi đốt vàng mã

Đốt nhiều vàng mã trong Lễ vu lan và Xá tội vong nhân hay các ngày lễ tết, ngày rằm đã trở thành tập tục truyền đời của người Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu Phật học, các tôn túc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì trong giáo lý Phật giáo không có quy định đốt vàng mã.

Các tôn túc cho rằng, “Âm - dương là hai thế giới hoàn toàn khác nhau không thể cảm ứng được... Người phàm trần chỉ cần ăn chay, niệm Phật để tưởng nhớ”...

Đốt vàng mã và những nguyên tắc bắt buộc khi đốt vàng mã: Đốt vàng mã có từ bao giờ

Tập tục đốt vàng mã đã có từ rất lâu đời. Chuyện xưa kể rằng, đốt vàng mã là một tục lệ dân gian, xuất phát từ thời nhà Hán (Trung Quốc). Do nhà vua muốn thực hành lời dạy của Đức Khổng Tử: “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nghĩa là thờ người chết như thờ người sống, thờ người mất như thờ người còn. Vậy nên khi nhà vua băng hà, chúng thần và hậu cung đã phải bỏ tiền bạc thật vào trong áo quan để vua tiêu dùng.

Sau đó quan bắt chước vua, dân bắt chước quan. Ai cũng chôn tiền thật theo người chết thành một tục lệ. Bọn trộm cướp biết vậy nên đào trộm mồ những người giầu có, như mộ vua Hán Văn Đế bị trộm khai quật lấy hết vàng bạc châu báu.

Từ đó về sau từ quan đến dân thấy việc chôn tiền bạc thật quá tốn kém nên mới nảy sinh ra dùng giấy cắt ra làm tiền giả, vàng giả để thay thế. Chuyện đốt tiền giấy (vàng mã) ra đời từ đó và trở thành tập tục. Kể từ đó tập tục này được du nhập vào Việt Nam theo những người Trung Hoa.

TS Nguyễn Mạnh Cường, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, cho rằng: “Việc đốt vàng mã là do ảnh hưởng của người Trung Hoa. Tích kể rằng: Vào đời Hán có đôi vợ chồng là Thái Mạc và Tuệ Nương học nghề làm giấy chưa thạo đã về quê mở xưởng. Giấy làm ra xấu và khó viết chữ nên bị ế không bán được. Tuệ Nương bèn giả chết để thực hiện phương kế bán giấy.

Ngày thứ 3, trước khi đi chôn, Thái Mạc đem một ôm giấy ra đốt bên cạnh quan tài vợ. Sau khi Thái Mạc đốt giấy xong thì Tuệ Nương ở trong quan tài kêu to gọi chồng, đẩy nắp quan tài bước ra hát rằng: “Dương gian tiền năng hành tứ hải. Âm gian chỉ tại tố mãi mại. Bất thị trượng phu bả chỉ thiêu. Thùy khẳng phóng ngã hồi gia lai”.

Nghĩa là: “Trên dương gian đồng tiền có thể làm được mọi việc ở mọi nơi, dưới âm phủ giấy cũng có thể dùng để mua bán. Nếu không phải chồng đốt cho giấy thì ai lại cho tôi quay về dương gian”. Nói rồi lại mang thêm 2 bó giấy nữa để đốt. Những người chứng kiến đều tin là đốt giấy thành tiền cho người âm phủ rất có lợi nên ai nấy đều về nhà lấy tiền đến nhà Thái Mạc mua giấy về đốt.

“Tin lành” đồn xa, người các nơi tranh nhau đến nhà Thái Mạc mua giấy. Không đến 2 ngày, bao nhiêu giấy ế của hai vợ chồng Tuệ Nương đã hết sạch”.

Đốt vàng mã phải có TÂM và những nguyên tắc bắt buộc khi đốt vàng mã

Đốt vàng mã và những nguyên tắc bắt buộc khi đốt vàng mã: Ý nghĩa của việc đốt vàng mã

Theo các nhà khảo cổ cho biết khi tìm lại các tư liệu thì đúng ra việc đốt vàng mã có từ trước thời Nam Bắc triều, vào thời Ngụy Tấn (220-420 SCN). Họ có tìm thấy tiền âm dương tại di chỉ các nước Phật giáo như Vương quốc Cao Xương (Qara-hoja) tại Tây Vực (Vương quốc này bị nhà Đường hủy diệt vào năm 640 SCN).

Các tài liệu ghi chép lại như trong "Thanh Dị lục" của Đào Cấu người đời Tống thì từ thời kỳ Ngũ Đại (907 - 960), tiền giấy vàng mã đã khá thịnh hành, và bắt đầu phân biệt tiền màu vàng là thay thỏi vàng, tiền màu trắng dùng chung cho cõi âm gian.

Việc đốt vàng mã cũng có liên quan với Phật giáo, cùng với việc Phật giáo truyền vào Trung Hoa, qua phương pháp làm lễ hỏa tịnh, đàn hỏa thực (dùng lửa đốt đồ cúng) của tăng đoàn, việc chuyển sang đốt tiền giấy càng phổ biến.

Quan niệm từ thời đó cho rằng, có thể dùng lửa để chuyển đồ cúng cho thần linh, hay chư Phật. Trong Đạo Bà la môn, lửa có tác dùng truyền tải vật cúng dường; trong Phật giáo Mật tông, lửa kết hợp với mạn đà la cũng được coi là có "thần lực" "diệu kỳ".

Ngày nay, lễ Hỏa tịnh được dùng với mục đích cao đẹp hơn, như "tiêu trừ ác nghiệp và chướng ngại trên con đường tu tập hành trì", hoặc "tống khứ ma lực",... nhưng chất liệu cúng dường thì đa dạng, bao gồm nhiều loại đồ cúng ăn được, chứ không chỉ thuần túy là tiền giấy.

Tôn giáo tín ngưỡng, và các quan niệm dần dần được thay đổi, tiền giấy ban đầu không dùng để đốt, mà chủ yếu chôn cùng, treo xung quanh, hoặc rải quanh mộ, nhưng khi đốt tạo ra khói, có cảm giác huyền hoặc hơn, nên rất nhanh sau đó đốt tiền vàng mã được sử dụng phổ biến, từ nghi lễ của vua quan, đến người dân thường.

Từ thời Ngụy Tấn, do ảnh hưởng của Phật giáo và các phong tục tập quán của người Ấn Độ truyền tới, các quan niệm "Tứ Đại đều không", không ham tài sản, sau khi chết cần hỏa thiêu để linh hồn sang thế giới cực lạc,... được phổ cập, quan niệm truyền thống của Trung Hoa là chôn tài sản theo người chết, đã nhuốm sắc màu Phật giáo, chuyển sang "hỏa thiêu" tài sản mang theo, để đưa đồ vật từ "thế giới thực" sang "cõi âm", "niết bàn", cũng dần dần được mọi người tiếp nhận và làm theo, bao gồm cả việc đốt tiền giấy.

Đến thời Đường - Tống, đồ tuẫn táng hay tùy táng (chôn theo) bằng gốm sứ hay kim loại ít dần, mà tang lễ người ta thay bằng ngựa giấy, bát giấy, người giấy, gia súc giấy,... vừa đáp ứng nhu cầu tuẫn táng cho người thân, vừa thông qua hỏa thiêu "thần thánh" để chuyển hóa được sang cho cõi âm sử dụng.

Tiền giấy khai quật cho đến nay sớm nhất từ khu mộ cổ tại Turfan (Tân Cương, Trung Quốc), trong mộ có túi tiền giấy màu vàng, hình tròn có lỗ vuông, một số tờ tiền còn in chữ "卍" kiểu Ấn độ, với nghĩa cát tường như ý, đây chính là loại tiền âm dương đã nói ở trên.

Việc đốt vàng mã đã thành tập tục lâu đời. Có thể thấy, đốt tiền vàng mã có khởi nguồn từ quan niệm luân hồi của Phật giáo. Mọi người tin rằng, sau khi mất đi linh hồn vẫn tồn tại, để người âm bớt tội, bớt khổ nên mọi người thành tâm đốt tiền giấy để họ có thể sống tốt hơn.

Tất nhiên đốt tiền giấy linh hồn hay người âm không thể nhận được, nhưng người dân vẫn mong thông qua phương thức này để giải tỏa tâm lý cho bản thân, cũng như để báo hiếu công dưỡng dục, cũng là để mình yên tâm hơn.

Tốt nhất, chúng ta chỉ nê đốt một ít cho gia tiên vào ngày giỗ, hoặc gần cuối năm, cho yên tâm là chính. Tục hóa vàng đầu năm bản chất liên quan đến văn hóa đón Tài thần và Hỷ thần nhưng ở Việt Nam không ai còn để ý, chỉ còn thói quen hóa vàng vào mùng 3 mà không hiểu lý do.

Đúng ra là từ mùng 2, theo phong tục cũ là ngày đón Tài thần, lúc này dán ảnh Thần tài trong gia đình (lưu ý không dán lên bàn thờ), rồi làm lễ, và hóa vàng để đón thần Tài. Nhiều người nghĩ là lễ tiễn gia tiên sau khi về ăn Tết cũng không đúng.

Một số trang web xuyên tạc ra mùng 10 là ngày vía thần Tài để bán vàng trang sức đầu năm cũng không đúng (không có tài liệu nào ghi chép, cũng như hoạt động tế lễ trong thực tế. Cụ thể vía thần tài vào 22 tháng 7, còn ngày đón thần tài là mùng 2 tháng giêng).

Đốt vàng mã cho người đã chết, không bằng hiếu thuận khi cha mẹ còn sống.

Không hiếu thuận với cha mẹ lúc sinh thời, đợi chết đi mới khóc thương ma quỷ. Hiếu thuận với cha mẹ lúc còn sống mới có giá trị.

Đốt vàng mã phải có TÂM và những nguyên tắc bắt buộc khi đốt vàng mã

Đốt vàng mã và những nguyên tắc bắt buộc khi đốt vàng mã: Tại sao đốt vàng mã phải thành tâm

Nói về câu chuyện nhà nhà mua vàng mã, người người đốt vàng mã cho người chết, các bậc cao tăng Phật giáo mà đại diện là Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: “Trong giáo lý nhà Phật không có việc đốt vàng mã cúng tế người chết. Quan điểm của đạo Phật hoàn toàn bác bỏ tục lệ mê tín này.

Phật giáo chỉ khuyên trong ngày Lễ vu lan (báo hiếu cha mẹ) thì nên ăn chay niệm Phật để tưởng nhớ. Và làm Lễ xá tội vong nhân (cúng chúng sinh) – cúng những vong hồn lưu lạc một mâm cỗ chay để bố thí siêu sinh. Đồng thời, giúp đỡ những người nghèo khổ chốn trần gian, ăn chay niệm Phật và phóng sinh tích đức để siêu độ vong linh”.

Còn Thượng toạ Thích Thanh Nhã, trụ trì chùa Trấn Quốc (Hà Nội) cũng khẳng định với rằng, kinh Phật không dạy đốt vàng mã cho người quá cố. Bản thân trụ trì cũng thường xuyên nhắc nhở Phật tử nên hạn chế đốt vàng mã. Theo ông thì nên dùng tiền mua vàng mã đốt để làm việc thiện cho đời sẽ tốt hơn rất nhiều.

Đại đức Thích Thiện Hạnh, trụ trì chùa Vinh Phúc (thôn Quang Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) cũng cho rằng, việc đốt vàng mã là mê tín dị đoan và sai hoàn toàn. Đại đức Thích Thiện Hạnh giải thích: Chúng ta vẫn có câu: Dương sao âm vậy. Nhưng vàng mã của chúng ta về dưới đó có tiêu được không? Quần áo chúng ta đốt về có vừa với kích cỡ của ông bà chúng ta nữa không? Xe cộ, đồ dùng... có được gửi đúng địa chỉ không?

Thành thực trả lời những câu hỏi đó cũng đủ thấy đốt vàng mã là mê tín dị đoan, không hề phù hợp hay có cơ sở. Nếu cha mẹ cõi âm chỉ mong chờ ngày này để được miếng cơm, manh áo, căn nhà... thì những tháng ngày còn lại, tổ tiên ông bà, cha mẹ ăn, mặc, ngủ, nghỉ ở đâu?

Chúng ta vẫn thường nói “Dương thịnh âm siêu”. Người dương biết làm phúc, để người âm siêu thoát. Tôi nghĩ, chúng ta nên lên chùa, thành tâm cầu nguyện hồi hướng tâm đức. Nếu có tiền để mua sắm vàng mã đốt cho cha mẹ, thì nên dùng tiền đó để chia sẻ cho những người nghèo khó. Bởi “Cứu một người dương gian bằng ngàn người âm phủ”. Còn cầu nguyện, chỉ cần tấm lòng thành, nếu không thành tâm thì làm gì cũng vô ích”.

Cổ tục đốt vàng mã đã có từ lâu đời, ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam nên rất khó từ bỏ trong một sớm một chiều. Thậm chí, nhiều người coi đó là một trong những nét văn hoá của phong tục thờ cúng gia tiên. Nhưng sau khi biết rõ tích của việc đốt vàng mã, người dân liệu có nên gây ra những lãng phí như các cao tăng nói?

Đốt vàng mã phải có TÂM và những nguyên tắc bắt buộc khi đốt vàng mã

Đốt vàng mã và những nguyên tắc bắt buộc khi đốt vàng mã: Hóa vàng mã thế nào cho đúng cách

Ở nhiều nơi, việc đốt vàng mã đang bị người ta thực hiện một cách thái quá vì cho rằng, dâng cúng càng nhiều thì càng được thánh thần hay người âm phù hộ. Thực chất, đây chỉ là sự “phô trương” với người trần, hơn thế nữa là để thỏa mãn thói thường “con gà tức nhau tiếng gáy”, dẫn đến sự lãng phí tiền của một cách không cần thiết, điều này đáng phê phán.

Đồ mã ngày xưa đều làm nhỏ nhỏ xinh xinh, mỗi lễ gồm những loại tiền gì, bao nhiêu đều quy định rất cụ thể, chứ không phải cứ như bây giờ sính lễ hoành tráng, phải to như thật là không đúng, là tốn kém lãng phí.

Khi khách đến mua, đồ lễ đã được sắp sẵn theo đúng phong tục. Bộ đồ lễ cúng ông công ông táo gồm 3 chiếc mũ nhỏ, 3 đinh tiền, 3 thếp tiền vàng; hay lễ cúng giao thừa gồm 2 mũ áo cho quan hành khiển của năm cũ và năm mới và 2 lễ tiền; hoặc như lễ giải sao cũng chỉ vài nghìn.

Mỗi khi một người thân bốc mộ, chuyển về nhà mới thì mới hóa nhà cho họ. Nhà cũng nho nhỏ tượng trưng thôi, chứ không phải làm to như thật. Thêm vào đó, chỉ cần dâng cúng tiền vàng, tiền vàng đó có thể trao đổi và mua được các vật dụng cần thiết trong thế giới bên kia, chứ không phải hóa tủ lạnh, tivi, xe máy, ô tô như người ta vẫn làm. Hình thức hóa vàng giờ đây đã bị biến tướng so với cổ tục từ xa xưa đời đời đã truyền lại.

Viết bình luận của bạn
icon icon icon