Bài văn khấn cúng đất đai - Thổ Công & những điều cần biết về nghi lễ này

25/11/2021
Nguyễn Xuân Nghĩa

Bài văn khấn cúng đất đai - Thổ Công

Bài văn khấn cúng thổ công

Cúng đất đai thổ công là nghi thức quan trọng được thực hiện tại mỗi gia đình ngày Tết. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về cúng thổ công. Và cách thức làm nên một mâm cổ để cúng Thổ Công như thế nào?  Tết đến, sau khi gia đình hoàn thành thủ tục cúng giao thừa xong. Các mẹ thường làm mâm cúng đất đai thổ công đầu năm. Thổ công  hay thổ thần tức là vị thần cai quản trong nhà hay còn được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Lễ vật cúng thổ công ngày giao thừa bao gồm món mặn và món ngọt. Bài viết về phong thuỷ nhà cửa dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết thông tin về mâm cúng thổ công đất đai đầy đủ nhất.

Bài văn khấn cúng đất đai - Thổ Công & những điều cần biết về nghi lễ này

Chuẩn bị thật mâm lễ đầy đủ các lễ vật để cúng đất đai thổ công

Tìm hiểu lễ cúng thổ công là gì? Cách cúng đất đai trong nhà?

Thổ công chính là một vị thần theo quan điểm của châu Á, người có nhiệm vụ trông giữ một vùng đất nào đó. Thông thường khi làm một công việc nào đó liên quan đến đất đai. Mỗi gia đình thường làm lễ cúng đất đai nhà cửa để công việc làm ăn được thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, quá trình xây dựng nhà cửa cũng thuận lợi và đảm bảo an toàn cho gia chủ.

Thổ Công chính là một vị thần cai quản đất đai trong gia đình. Trên ban thờ thì bát hương thổ công đứng ở giữa còn bên trái là bát hương của Bà Tổ Cô. Còn cuối cùng bên phải là bát hương của gia tiên.

Để làm một lễ nào đó thì trước tiên cần phải khấn xin Thổ Công để xin phép cho tổ tiên về quy họp trong ngày lễ tết hoặc cúng giỗ. Lễ cúng của mỗi vùng miền cho Thổ Công đều có những đặc trưng riêng.

Do đó tùy theo từng phong tục và tập quán bạn có thể tham khảo cách cúng đất đai trong nhà (lễ đất đai Thổ Công) sao cho hợp lý và đảm bảo đầy đủ nhất.

Cúng đất đai và thổ công là nghi lễ quan trọng


Sắm Lễ cúng đất đai thổ công ngày Tết cổ truyền

Lễ cúng thổ công không chỉ được làm vào đầu năm mà lễ cúng này còn được làm vào cuối năm. Người dân Việt Nam còn gọi là lễ tạ đất cuối năm.

Nhiều chuyên gia tâm linh cho rằng lễ cúng cuối năm và cúng táo quân có thể gộp thành một cũng không ảnh hưởng tới cuộc sống của gia chủ.

Tuy nhiên với những gia đình có thời gian có thể tách hai lễ cúng này ra. Một lễ cúng đất đai Thổ Công còn một lễ cúng Táo quân Thần linh.

Thông thường người ta thường sắm 3 bộ quần áo cho Táo Quân. Còn 1 bộ quần áo phục vụ cho lễ cúng đất đai.

Đây chính là bộ quần áo cần hóa cho thần Thổ Công nhân dịp lễ tạ thần linh.

Cúng đất đai vào ngày nào?

Để xác định ngày tốt cho việc cúng đất đai. Gia chủ còn tùy thuộc vào việc xem xét tử vi của bản thân để tìm ngày, giờ, buổi sáng hay buổi chiều, hướng cúng phù hợp. Thông thường lễ cúng được thực hiện vào đầu năm, cuối năm, cúng đất mới mua hoặc khi triển khai công trình có xâm phạm đến long mạch như xây nhà, đào giếng,…

Ý nghĩa của lễ cúng đất đai thổ công đối với người phương Đông

Lễ cúng đất đai hay còn gọi là lễ cúng thổ công là một trong những lễ cúng quan trọng trong năm theo quan điểm của những người phương Đông. Đặc biệt là những đất nước theo tín đồ đạo Phật.

Lễ cúng có ý nghĩa báo cáo với vị thần cai quản đất đai những công việc đã làm được trong năm qua của gia chủ.

Đồng thời gửi lời cảm ơn tới thổ công đã cai quản đất đai cho gia đình trong suốt năm qua.

Còn lễ cúng đất đai Thổ Công đầu năm đó chính là muốn nói lên mong muốn của gia chủ. Muốn cầu xin thổ công đất đai phù hộ độ trì cho cả gia đình có một năm làm ăn phát tài, phát lộc.

Ngoài ra, mong muốn vị Thần Thổ Công bảo vệ đất đai của gia đình khỏi những kẻ xấu hoặc tránh tà ma xâm nhập. Vì vậy lễ cúng thổ công táo quân cuối năm và đầu năm vô cùng quan trọng.

Do đó, chị em phụ nữ nên tận tâm sắm một lễ cúng đầy đủ và phù hợp nhất để thể hiện tấm lòng của gia chủ với vị thần cai quản đất đai của gia đình.

Cúng thổ công là nghi lễ cần thiết trước khi động thổ công trình


Lễ cúng đất là lễ đã có từ rất lâu tại Việt Nam nhằm tạ ơn các vị thần linh cai quản đất đai. Các gia đình thường làm những lễ cúng rất sang trọng để thể hiện lòng thành kính của mình đối với vị thần cai quản đất đai.

Bên cạnh đó còn mong muốn vị thần cai quản đất đai sẽ phù hộ độ trì cho gia đình mình luôn được yên ấm.

Vậy lễ cúng thổ công thần linh bao gồm những gì. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết nhất về lễ cúng đất đai thổ công.

Lễ cúng đất đai thổ công gồm những nghi thức, thủ tục gì?

Lễ tạ được diễn ra ngay trên bàn thờ thổ công và gia tiên của gia đình bởi vì bát hương ở giữa ban thờ đó chính là bát hương thổ công.

Nghi thức cúng đất đai thổ công bao gồm những lễ vật gì? Ta có thể kể đến như: hương hoa, vàng mã, hoa quả, món mặn và món ngọt.

Lễ cúng mặn tạ đất đai thổ công

Bạn có thể lựa chọn gà giò hoặc gà trống thiến làm sạch sau đó luộc nguyên con. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn một cái chân giò lợn để thay thịt gà bày ra đĩa.

Bên cạnh đó cần phải chuẩn bị thêm một cút rượu trắng, nước ngọt và bia để bày lên hai bên bàn thờ.

Đặc biệt bạn cần sắm thêm một đĩa to bao gồm một chén rượu, một chén trà khô, một chén nước, một bát gạo và một chén muối.

Mâm lễ mặn cúng đất đai thổ công


Sau khi lễ cúng đã được chuẩn bị xong bạn nên thắp đèn thờ hoặc những gia đình không có đèn thờ thì có thể chuẩn bị nến cốc.

Nên sử dụng một đôi nến đặt hai bên bàn thờ trước khi thắp hương cúng thổ công. Cuối cùng là bạn cần đọc bài văn khấn cúng đất đai đầu năm.

Vàng mã cúng thổ công cần chuẩn bị những gì?

Đối với phần mã thì tùy thuộc vào tâm ý của từng gia đình. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo những chia sẻ dưới đây của chúng tôi để chuẩn bị được một mâm cúng đầy đủ nhất.

Cúng ngũ phương là gì? Đó là Bộ ngũ phương bao gồm 5 ông ngựa với 5 màu khác nhau: đỏ, xanh, trắng, vàng, tím kèm theo đó là 5 bộ mũ áo, cờ kiếm. Trong đó trên lưng mỗi ông ngựa cần phải đặt lên 10 lễ tiền vàng.

Đối với bộ thần linh bao gồm 1 ông ngựa màu đỏ cũng được kèm theo đó là mũ, áo, cờ kiếm và tiền vàng.

Sau đó bạn cần chuẩn bị thêm 1 cây vàng hoa đỏ, 1 cây vàng ngũ phương, 1 đĩa đựng 50 lễ vàng để dâng gia tiên.

Lễ vật cần chuẩn bị trong lễ cúng thổ công

Lễ tạ đất gồm những gì – Lễ vật cần chuẩn bị trong lễ cúng thổ công

Một số lưu ý cần biết trước để thực hiện đúng cách cúng đất đai nhà cửa thổ công

Theo quan điểm của các nhà sư thì không nên cúng mã để thực hiện lễ cúng thổ công thần linh. Chủ yếu là gia chủ thể hiện được tấm lòng thành kính của mình dành cho thần thổ công thần linh.

Theo các sư thầy thì không nên giết mổ gia súc, gia cầm trong ngày lễ cúng thần linh thổ công vì như vậy là sát sinh.

Trước khi tiến hành cúng bái tổ tiên người thực hiện lễ cúng cần thay rửa sạch sẽ đồng thời mặc quần áo chỉn chu thể hiện sự tôn trọng và lịch sự dành cho tổ tiên.

Đối với Kinh Địa Tạng dù là được chép ra giấy hoặc cầm điện thoại để đọc. Tthì bạn cũng không nên để kinh ở dưới đất. Bởi vì như vậy sẽ thể hiện một sự không tôn trọng dành cho tổ tiên của mình.

Bạn nên đặt bài khấn lên một chiếc kệ vừa mang lại sự thoải mái khi đọc mà còn thể hiện được sự tôn kính dành cho lễ cúng đất đai thổ công này.

Trong quá trình đọc kinh cần giữ một trạng thái tôn nghiêm, thành kính. Vì như vậy mới có nhiều lợi lạc cho gia đình của gia chủ.

Do đó, bạn nên lưu ý những chi tiết nhỏ này để có một lễ cúng gia tiên thần linh một cách hoàn hảo nhất.

Trang trọng, chỉnh chu, tôn kính là những điều tối thiểu phải có khi thực hiện lễ cúng đái đai thổ công

Trang trọng, chỉnh chu, tôn kính là những điều tối thiểu phải có trong lễ cúng đất đai viên trạch (lễ cúng đái đai thổ công)

Cúng đất đai thổ công cho Tín đồ đạo phật

Lễ cúng thổ công đất đai nhằm mong muốn nhận lại sự phù hộ độ trì của các vị thần linh.

Do đó, việc lựa chọn chuẩn bị lễ cúng bái đảm bảo nhất thì bạn nên chuẩn bị một cách tươm tất nhất. Để thể hiện được sự thành tâm hướng thiện của mình dành cho đấng tối cao.

Một mâm cúng thổ công trong ngày Tết truyền thống

Một mâm cúng thổ công – cúng vườn trong ngày Tết truyền thống

Lễ cúng tạ đất thường được chuẩn bị trước lễ cúng táo quân và lễ cúng tất niên. Sau khi lễ cúng táo quân được hoàn tất thì người thân trong gia đình. Bạn sẽ chuẩn bị lễ cúng giao thừa sao cho sang trọng nhất để tiễn các vị quan hành khiển năm cũ về trời.

Viết bình luận của bạn
icon icon icon